2.1. Hỏi bệnh
- Lý do nhập viện: đau bìu (đau đột ngột, đau dữ dội) có thể kèm nôn, sốt, bìu sưng tấy đỏ (ở trẻ sơ sinh).
- Tiền sử: tinh hoàn ẩn, quai bị, chấn thương bìu.
- Thường gặp xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh và tuổi dậy thì.
2.2. Khám lâm sàng
- Bìu tấy đỏ tím dần, tinh hoàn căng to, chắc, ấn đau tại tinh hoàn và dọc thừng tinh. Hoặc một khối căng, nóng đỏ, đau ở vùng bẹn, khám không thấy tinh hoàn ở bìu (tinh hoàn ẩn).
- Phản xạ da bìu bên tổn thương (-).
2.3. Cận lâm sàng
Xét nghiệm công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm doppler để đánh giá sự tưới máu đến tinh hoàn.
2.4. Chẩn đoán xác định
Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng.
2.5. Chẩn đoán phân biệt
Viêm tinh hoàn, u tinh hoàn, chấn thương bìu, thoát vị bẹn nghẹt.
III. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Phẫu thuật càng sớm càng tốt.
- Có chỉ định mổ thám sát khi nghi ngờ xoắn tinh hoàn.
3.2. Kỹ thuật mổ
- Rạch da: theo đường dọc giữa bìu (tinh hoàn ở bìu) hoặc nếp bụng thấp nhất vùng bẹn (tinh hoàn ẩn).
- Đưa tinh hoàn ra ngoài và tháo xoắn: đánh giá tình trạng tinh hoàn dựa vào màu sắc tinh hoàn và chảy máu qua đường rạch bao tinh mạc.
+ Giữ tinh hoàn: tinh hoàn hồng trở lại sau khi đắp ấm khoảng 30 phút. Cố định tinh hoàn vào cơ Dartos bằng chỉ không tiêu ở các vị trí trước, sau và 2 bên.
+ Cắt bỏ tinh hoàn: tinh hoàn bị hoại tử hoặc không có khả năng hồi phục. + Có thể cố định tinh hoàn bên đối diện để tránh xoắn.