CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT, BÓ BỘT

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 54 - 56)

- Kháng sinh, giảm đau, kê cao tay chống phù nề, kiểm tra mức độ tưới máu chi. - Tập phục hồi chức năng sau tháo bột và sau mổ.

VIÊM XƯƠNG TUỶ XƯƠNG ĐƯỜNG MÁUI. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

Viêm xương tuỷ xương là trạng thái viêm mủ tất cả các thành phần của xương.

II. CHẨN ĐOÁN

Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng.

III. ĐIỀU TRỊ

3.1. Giai đoạn cấp tính

- Nguyên tắc: dùng, kháng sinh ngay sau khi chẩn đoán.

- Kháng sinh: nhóm Penicillin – Cefalosporin. Tiêm TM 5 ngày đầu, điều chỉnh khi có kháng sinh đồ & chuyển sang uống sau 6 ngày.

- Bất động xương viêm, dẫn lưu ổ mủ. - Theo dõi sự tiến triển

+ Mỗi 2 ngày về nhiệt độ, tình trạng đau, tình trạng tại chỗ. + Bilan sinh hoá 8 – 10 ngày/lần.

+ Bilan viêm nhiễm (CRP, VSS) & XQuang cuối đợt điiều trị. - Tiêu chuẩn khỏi bệnh

+ Hết sốt và đau > 5ngày. + Cải thiện tình trạng chung.

+ Xương hết đau & hết sưng phù nề. + CTM, Vss bình thường.

3.2. Giai đoạn áp xe dưới màng xương

Thường từ sau 3 đến 8 ngày tiến triển (biểu hiện trên XQuang + lâm sàng)

- Can thiệp ngoại khoa: chọc hút troca lớn qua màng xương, lấy hết mủ, hút dưới áp lực, dẫn lưu mủ.

- Chụp MRI: với những trường hợp áp xe vùng quanh khớp hay nghi có tổn thương ổ khớp.

3.3. Giai đoạn mạn tính

- Trên XQuang có hình ảnh xương chết, xương tù, áp xe Brodi hoặc giai đoạn di chứng: gây gãy xương, lệch trục cứng khớp…

- Điều trị phẫu thuật là lựa chọn duy nhất.

Chiến lược:

- Mổ đục nạo xương viêm làm sạch ổ mủ, đặt hệ thống tưới rửa liên tục trong 5-7 ngày bằng dung dịch Chloramphenicol 0,05% x 2.000ml/24h hoặc dung dịch NatriClorua 0,9 % + Gentamycin 80 mg x 2.000ml/24 h.

- Điều trị nhiễm trùng: Kháng sinh đồ. - Chữa lành xương.

NHIỄM KHUẨNĐƯỜNG TIẾT NIỆUI. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) nói chung gồm hai loại khác biệt nhau:

- Nhiễm khuẩn tiết niệu đặc hiệu (Specific infection) do một số loại vi khuẩn đặc biệt gây nên như vi khuẩn lao, lậu hoặc nấm (Actinomycosis).

- Nhiễm khuẩn tiết niệu không đặc hiệu (Non- specific infection) là loại nhiễm khuẩn thường gặp của đường tiết niệu do các loại:

+ Trực khuẩn gram (-): hay gặp nhất là E.coli, ngoài ra còn do Klebsiella, Proteus, Pseumodonas hoặc Enterobacter.

+ Cầu khuẩn gram (+): hay gặp là Staphylococus aureus. Bài này chủ yếu nói về nhiễm khuẩn tiết niệu không đặc hiệu.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 54 - 56)