IV. TIÊN LƯỢNG VÀ THEO DÕI 4.1 Tiên lượng
3.1. Giai đoạn I, II, IIIA
Mổ được:Phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn đầu tiên
Các biện pháp điều trị hỗ trợ bao gồm xạ trị, hoá trị hoặc kết hợp cả xạ trị và hoá trị tùy theo từng giai đoạn bệnh:
- T1, N0 (diện cắt âm tính): có thể theo dõi hoặc điều trị hoá chất đối với những trường hợp nguy cơ cao như độ mô học cao, không đánh giá chính xác được tình trạng hạch.
- T1, N0 (diện cắt dương tính): xét khả nàng phẫu thuật lại hoặc xạ trị. - T2, N0 (diện cắt âm tính): hoá trị bổ trợ.
- T2, N0 (diện cắt dương tính): phẫu thuật lại sau đó điều trị hóa trị hoặc xạ trị sau đó điều trị hoá trị.
- T1-2, N2 hoặc T1-2, N2 hoặc T3, N0-1 (diện cắt âm tính): hóa trị bổ trợ.
- Tl-2, Nl hoặc Tl-2, N2 hoặc T3, N0-1 (diện cắt dương tính): hóa trị hoặc xạ trị sau đó điều trị hóa trị.
- T1-2, N2: hóa trị sau đó xạ trị hoặc hoá xạ trị đồng thời. - T3, N2: hoá xạ trị đồng thời.
Không mổ được:
Khi có chống chỉ định phẫu thuật, bệnh nhân từ chối phẫu thuật hoặc phẫu thuật viên đánh giá không có khả năng vét được hạch N2 có thể lựa chọn các phương pháp điều trị sau:
- Hoá xạ trị đồng thời.
- Hóa trị trước sau đó xét khả năng phẫu thuật hoặc hoá xạ trị đồng thời. - Xạ trị trước sau đó xét khả năng phẫu thuật, hóa trị bổ trợ.
Xạ trị:
Tiền phẫu: liều lượng 30Gy cho diện u và hạch rốn phổi và hạch trung thất. - Hậu phẫu: liều lượng 60Gy cho diện u, hạch rốn phổi và hạch trung thất.
- Hoá xạ trị đồng thời: liều lượng 65-70 Gy cho diện u, hạch rốn phổi và hạch trung thất.
- Xạ trị tạm thời chống khó thở, chống chèn ép.