3.1. XQuang
Waters, Blondeau, Hirtz, CT-Scanner. - Blondeau:
+ Các đường gãy chạy theo các đường ráp giữa xương gò má, các xương lân cận hoặc ngay trên xương gò má.
- Hirtz:
+ Lún xương cung tiếp.
+ Dấu hiệu gián đoạn xương, các đường gãy của cung tiếp. - CT-Scanner (trường hợp gãy phức tạp di lệch nhiều):
+ Khối xương vỡ lún vào xoang hàm, mất liên tục, hình gãy và di lệch.
3.2. Xét nghiệm
- Glucose, Urê, Creatinin, điện giải đồ. - TS,TC, Công thức máu.
- Nước tiểu toàn phần - Định nhóm máu.
- Chức năng đông máu toàn bộ.
3.3. Cận lâm sàng khác
- Đo loãng xương (tuỳ trường hợp). - Điện não (tùy trường hợp).
- Điện tim.
- XQuangtim phổi.
IV. ĐIỀU TRỊ
Có nhiều phương pháp điều trị gãy hàm gò má cung tiếp, nắn chỉnh cố định, bộc lộ vùng xương gãy kết hợp xương, tùy vào từng thể gãy hay di lệch, tùy vào các dấu hiệu hay hội chứng, tình trạng chức năng bệnh nhân, khả năng của phẫu thuật viên. Việc quyết định điều trị thường không khẩn cấp, điều trị khi bệnh nhân ổn về các ngoại khoa khác. Thời điểm can thiệp tốt nhất trong vòng 1 tuần đầu sau chấn thương, trừ trường hợp nề nhiều tầng mặt giữa, tình trạng sọ não chưa ổn định.
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Kháng sinh, giảm đau. - Bảo vệ nhãn cầu. - Nắn chỉnh xương gãy. - Cố định xương gãy.
- Tái tạo sàn ổ mắt khi cần thiết.
- Xác định sự cần thiết kết hợp xương hay không. - Chọn lựa phương pháp và dụng cụ phẫu thuật. - Bảo vệ ổ gãy.
- Thăm khám mắt sau phẫu thuật.
- Chụp phim kiểm tra và theo dõi hậu phẫu.
4.2. Một số phương pháp nắn chỉnh và kết hợp xương
4.2.1. Kỹ thuật nắn chỉnh
- Nắn chỉnh trong miệng, trong hay ngoài xoang hàm trên qua đường rạch Caldwell-Luc.
- Nâng xương gò má bằng móc xương. - Nâng xương gò má bằng vít xương.
4.2.2. Kỹ thuật kết hợp xương
- Các vật liệu kết hợp xương bao gồm chỉ thép khâu xương, nẹp-vis, đinh Krishchner.
- Các vị trí kết hợp xương bao gồm: bờ ngoài, bờ dưới ổ mắt, trụ gò má xương ổ răng, có thể qua đường rạch tại chỗ bờ ngoài ổ mắt, đường rạch ngách lợi trong miệng, đường rạch trán thái dương.
V. BIẾN CHỨNG
- Gò má phẳng do cố định thiếu vững chắc. - Tê bì tạm thời hay vĩnh viễn phần dưới ổ mắt.
- Mù mắt do đường gãy chọc vào nhãn cầu hay do kĩ thuật. - Nhìn đôi.
- Sẹo xấu ở bờ dưới ổ mắt. - Mắt bị lõm.
- Cứng khớp.
- Phù nề mi mắt dưới do tắt nghẽn đường dẫn lưu bạch huyết.
VI. TIÊN LƯỢNG
- Tốt.
- Theo dõi: di chứng sau chấn thương sọ não kín.
GÃY XƯƠNG HÀM TRÊN
ĐẠI CƯƠNG
Xương hàm trên (XHT) có sự liên quan mật thiết với hốc mắt, hốc mũi, xoang hàm và nền sọ; vì vậy khi bị chấn thương thường ảnh hưởng nặng nề đến các cơ quan giác quan, sọ não, hoặc kèm theo chấn thương các xương tầng mặt giữa khác như xương chính mũi, xương lệ, xương gò má, xương xoăn dưới, xương lá mía. XHT có răng cắm vào xương ổ răng, quan hệ khớp cắn trung tâm với răng hàm dưới, là cơ sở tự nhiên giúp nắn chỉnh và cố định xương gãy. Các đường gãy ngang XHT được chia làm 3 kiểu gãy: Lefort I, Lefort II, Lefort III.
PHẦN 1: GÃY LEFORT I I. LÂM SÀNG I. LÂM SÀNG
- Choáng nhẹ.
- Ăn nhai khó, vướng.
- Mặt biến dạng, môi sưng nề, bầm tím.
- Trong miệng: ngách lợi môi, lợi má bầm tím.
- Có thể có xuất huyết hình móng ngựa ở vòm miệng sau vài ngày. - Ấn từ gai mũi trước đến xương hàm trên đau chói.
- Đau chói khi ấn sau lồi củ vào mấu chân bướm hàm: dấu hiệu GUÉRIN.
- Lắc theo chiều ngang và chiều trước sau thấy cung răng di động toàn bộ: dấu hiệu hàm giả.
- Khớp cắn lệch.