SỎI NIỆU ĐẠO

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 63 - 64)

I. ĐẠI CƯƠNG

Phần lớn sỏi niệu đạo là từ bàng quang và phần tiết niệu trên chạy xuống rồi dừng lại ở niệu đạo.

II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

- Đái khó, đái buốt, đái ra máu đầu bãi, tắc đái một cách đột ngột, có khi bí đái hoàn toàn. Bệnh nhân cố rặn đái cũng chỉ ra vài giọt nước tiểu màu đỏ.

- Kèm theo đó là cơn đau quặn vùng hạ vị do bí đái hoàn toàn.

- Nhưng nếu sỏi ở trong túi thừa niệu đạo thì không gây rối loạn tiểu tiện, mặc dầu sỏi phát triển khá to. Nhưng các triệu chứng viêm nhiễm bao giờ cũng xuất hiện: đái đục, viêm niệu đạo.

- Chẩn đoán sỏi niệu đạo không khó khăn vì có thể sờ thấy hoặc thăm dò trực tràng cũng có thể phát hiện được.

III. XÉT NGHIỆM TIỀN PHẪU

- Công thức máu, Ts-Tc, nhóm máu-Rh. - Chức năng đông máu toàn bộ.

- Urê, creatinin, điện giải đồ, Glucose máu, protid. - Phosphat, acid uric trong máu.

- Nước tiểu toàn phần, cấy nước tiểu, kháng sinh đồ. - ECG.

- Siêu âm bụng tổng quát. - XQuang tim phổi thẳng.

- XQuang hệ niệu không chuẩn bị.

IV. ĐIỀU TRỊ

- Nếu sỏi kẹt ở niệu đạo gây bí đái thì phải mổ cấp cứu.

- Nếu sỏi ở hố thuyền hay gần đấy thì rạch lỗ sáo lấy sỏi trực tiếp.

- Các loại sỏi khác, nhất là từ gốc dương vật trở lên thì nên đẩy sỏi vào trong bàng quang dưới áp lực nước, rồi tán sỏi trong bàng quang. Nếu không có máy tán sỏi thì mổ bàng quang lấy sỏi.

- Đối với các loại sỏi hình thành do nguyên nhân tại chỗ (hẹp, rò, dị vật, túi thừa) cần xử trí nguyên nhân và lấy sỏi luôn. Nếu sỏi cố định ở một nơi nào đó thì có thể rạch thành trên của niệu đạo sau khi bóc tách niệu đạo ra khỏi vật hang để lấy sỏi mà không sợ bị rò (phương pháp Monseur).

U BÀNG QUANG I. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

U bàng quang là loại u thường gặp trong các loại u đường tiết niệu. Trên thế giới, u bàng quang xếp thứ 2 sau ung thư tuyến tiền liệt. Tỷ lệ u ở nam nhiều hơn nữ từ 2-8 lần và thường gặp ở những người trên 50 tuổi.

Ở Việt nam, u bàng quang gặp nhiều ở người lớn tuổi từ 40-70 tuổi (78%) và gặp nam giới nhiều hơn nữ giới (8/1).

U bàng quang có 2 loại: u lành tính và u ác tính, nhưng xu hướng dễ trở thành ác tính.

U bàng quang rất dễ hay tái phát, tỷ lệ tái phát khoảng 52-73% từ 3-15 năm. Ung thư niêm mạc bàng quang về vi thể chia làm 4 loại:

- Ung thư tế bào chuyển tiếp (trasitional cell carcinomas): chiếm 90% - Ung thư tế bào vẩy (squamous cell carcinomas): 6-8%

- Ung thư tế bào tuyến (adenocarcinomas): 1-2% - Ung thư tế bào chưa biệt hóa.

1.1. Phân loại theo mức độ biệt hóa

Tùy theo mức độ biệt hóa của tế bào, có thể phân u bàng quang thành 3 độ:

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)