3.1. Hối sức tích cực + Co hồi tử cung + Tìm nguyên nhân
- Huy động tất cả mọi người để cấp cứu
- Thiết lập hai đường truyền TM, catheter 16G cho dịch chảy với tốc độ tự do. - Đánh giá tình trạng mất máu và tổng trạng chung: M, HA, nhịp thở, nhiệt độ. - Nếu nghi ngờ choáng hoặc bắt đầu có choáng: phải xử trí ngay theo phác đồ xử trí choáng.
- Xoa đáy tử cung và dùng thuốc go hồi tử cung: Oxytocine tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch; Ergometrine, Prostaglandine E1 (Misoprostol 200µg, đặt hậu môn, liều đến 1000µg), Prostaglandine F2α (Carboprost, 250 µg, tiêm bắp mỗi 15-20 phút, tối đa 2 mg), Carbetocin (Duratocin 100 µg tiêm TM chậm 01 liều duy nhất).
- Tìm nguyên nhân: kiểm tra chấn thương đường sinh dục và các biện pháp cầm máu cơ học khác.
- Xét nghiệm cơ bản: nhóm máu, huyết đồ, đông máu toàn bộ.
3.2. Triệu chứng và điều trị theo bệnh cảnh lâm sàng
3.2.1. Đờ tử cung Chẩn đoán: Chẩn đoán:
- Chảy máu sau khi sổ nhau là triệu chứng phổ biến nhất.
- Tử cung giãn to, mềm nhão, co hồi kém hoặc không co hồi, không có khối an toàn.
- Có thể dẫn đến choáng nếu không xử trí kịp thời.
Điều trị:
- Chèn bóng buồng tử cung. - Phẫu thuật mũi B-Lynch.
- Thắt động mạch tử cung hay thắt động mạch hạ vị.
- Cắt tử cung: là biện pháp cuối cùng hay các biện pháp trên thất bại. - Kết hợp vừa phẫu thuật vừa hồi sức truyền máu.
3.2.2. Chấn thương đường sinh dục
- Rách âm hộ âm đạo, tầng sinh môn, cổ tử cung, máu tụ đường sinh dục. - Triệu chứng: tử cung go hồi tốt nhưng máu vẫn chảy ra ngoài âm hộ. - Khám thấy vết rách và máu tụ đường sinh dục.
- Xử trí: khâu phục hồi đường sinh dục. Nguyên tắc chung là lấy hết khối máu tụ và khâu cầm máu kỹ, tránh tái phát. Làm tại phòng mổ khi khối máu tụ to, sâu hoặc ở vị trí khó kiểm soát.
3.2.3. Bất thường về bong nhau và sổ nhau a. Sót nhau, sót màng a. Sót nhau, sót màng
Chẩn đoán:
- Chảy máu xuất hiện ngay sau khi sót nhau. - Tử cung có thể go hồi kém.
- Ra máu rỉ rả, có thể ít hoặc nhiều, máu tươi lẫn máu cục. - Phát hiện sớm sót nhau bằng cách kiểm tra nhau và màng nhau.
Xử trí:
- Lập đường truyền tĩnh mạch.
- Cho thuốc giảm đau: Morphin 10mg tiêm bắp hay TDD; hay Petidine 100mg ½ ống tiêm bắp.
- Tiêm Oxytocin và Ergometrine. - Truyền máu nếu mất máu cấp. - Cho kháng sinh toàn thân.
b. Nhau không bong:
Chẩn đoán:
- Nếu nhau không bong trong vòng 30 phút sau khi sổ thai hay dùng các biện pháp tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ mà không kết quả.
- Nhau bám chặt và không chảy máu.
Xử trí:
- Nếu chảy máu, tiến hành bóc nhau và kiểm soát tử cung, tiêm bắp Oxytocin, xoa bóp đáy tử cung, cho kháng sinh.
- Cắt tử cung nếu chẩn đoán nhau cài răng lược. - Hồi sức chống choáng, truyền máu nếu cần thiết.
3.2.4. Rối loạn đông máu
- Có thể là tiên phát do các bệnh về máu, nhưng thường là thứ phát do chảy máu nhiều, mất sinh sợi huyết (CIVD).
- Điều trị bằng truyền máu tươi là chính, truyền các yếu tố đông máu và điều trị nguyên nhân.
NHAU CÀI RĂNG LƯỢCI. CHẨN ĐOÁN I. CHẨN ĐOÁN
1.1. Yếu tố nguy cơ
- Vết mổ cũ. - Nhau tiền đạo.
- Tử cung dị dạng: Tử cung đôi, Tử cung 2 sừng … - Nạo hút thai nhiều lần.
1.2. Lâm sàng
Thường không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng.
- Trước sinh: dựa vào chẩn đoán hình ảnh (Siêu âm, MRI). - Sau sổ thai, nhau không bong, bóc nhau bằng tay thất bại.
1.3. Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm Doppler màu
- Nhiều hồ máu trong bánh nhau.
- Mất khoảng phản âm trống giữa bánh nhau - bàng quang. Bờ tử cung - Bàng quang ghồ ghề, có chỗ khuyết.
- Mạch máu tăng sinh nhiều vùng bờ tử cung - bàng quang.
MRI: giá trị chẩn đoán cao.