ĐIỀU TRỊ 4.1 Điều trị nộ

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 35 - 38)

4.1. Điều trị nội

- Nâng đỡ tổng trạng bệnh nhân, chống nhiễm khuẩn đường mật, chuẩn bị lấy sỏi qua nội soi hoặc mổ.

- Kháng sinh phổ rộng hoặc phối hợp: Cephalosporin III + Quinolones +\- Metronidazole.

- Vitamin K1.

4.2. Điều trị nội soi lấy sỏi

- Sỏi < 20 mm: ERCP cắt cơ vòng Oddi và lấy sỏi. Nếu thất bại chuyển mổ hở. - Sỏi > 20 mm: ERCP cắt cơ vòng Oddi và tán sỏi cơ học để lấy sỏi. Nếu thất bại chuyển mổ hở.

4.3. Phẫu thuật lấy sỏi

4.3.1. Sỏi túi mật đơn thuần

- Mổ nội soi cắt túi mật là tiêu chuẩn vàng hiện nay kể cả trong mổ cấp cứu. - Mổ hở chỉ áp dụng trong trường hợp khó hoặc mổ nội soi thất bại (bụng có vết mổ cũ phức tạp, viêm túi mật hoại tử,....).

- Phẫu thuật mở túi mật lấy sỏi dẫn lưu túi mật chỉ dành cho bệnh nhân mổ cấp cứu với tổng trạng quá yếu không chịu được phẫu thuật cắt túi mật.

4.3.2. Sỏi đường mật chính

- Lấy hết sỏi và đảm bảo sự lưu thông đường mật, tránh sót sỏi và dự phòng sỏi tái phát.

- Mở ống mật chủ lấy sỏi và dẫn lưu Kehr. Cắt túi mật khi có sỏi hoặc viêm hoại tử. Mở đường mật qua nhu mô gan khi có hẹp đường mật bên dưới sỏi hoặc sỏi đầy trong gan.

- Nối mật ruột (quai Roux - en - Y) kiểu mật ruột da khi: + Sỏi tái phát nhiều lần.

+ Sỏi nhiều trong gan không lấy hết qua lần mổ. + Hẹp đoạn cuối ống mật chủ.

V. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

- Khi sỏi chưa có chỉ định mổ: theo dõi và tái khám siêu âm mỗi 2-3 tháng hay khi đau, sốt, vàng da.

- Sau mổ cắt túi mật: nếu xuất hiện vàng da có khả năng sót sỏi ống mật chủ hoặc hẹp đường mật sau mổ, cần xác định rõ nguyên nhân để xử trí.

- Sau mổ sỏi ống mật chủ: nếu còn sót sỏi cần lưu ống Kehr để tán sỏi hoặc ERCP.

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ

BỆNH LÝ TỒN TẠI ỐNG PHÚC TINH MẠC

I. ĐẠI CƯƠNG

- Sự tồn tại ống phúc tinh mạc là yếu tố chủ yếu trong thoát vị bẹn, tràn dịch màng tinh hoàn (hydrocele) và nang thừng tinh.

- Tần suất: 0.8 – 4.4 % ở trẻ em. Ở trẻ sinh non, tần suất lên đến 30 % tùy theo tuổi thai.

- Tuổi: Gặp nhiều nhất ở năm đầu tiên, đỉnh cao là tháng thứ 1.

- Giới tính: Bé trai có thoát vị bẹn gấp 6 lần bé gái. Bé gái sinh non cũng có tỷ lệ cao hơn bé gái lớn. Bên phải nhiều hơn bên trái.

II. CHẨN ĐOÁN

2.1. Triệu chứng lâm sàng

- Thoát vị bẹn là biểu hiện bằng một khối tròn ở bẹn, có khuynh hướng di chuyển về phía bìu khi trẻ khóc, rặn, đi cầu. Dấu hiệu lâm sàng là 1 u trồi lên, xuyên qua lỗ bẹn nông, bên ngoài củ mu và lớn lên khi áp suất trong ổ bụng tăng. Khi bé ở trạng thái bình thường, khối thoát vị có thể tự chui ngược vào bụng hoặc có thể được đẩy ngược lên trên ra sau.

- Ở trẻ nhũ nhi, trong trạng thái bình thường, nếu khối thoát vị trong xuống bìu thì có thể cho bé nằm ngửa, kéo 2 chân thẳng, kéo 2 tay ngược lên đầu. Hầu hết các bé sẽ vùng vẫy và áp lực ổ bụng tăng lên làm cho khối thoát vị xuất hiện. Ở trẻ lớn, hợp tác, có thể bảo trẻ ho hoặc thổi bong bóng để kích thích sự xuất hiện của khối thoát vị.

- Ở trẻ không quá mập và nội tạng đã lên bụng, túi thoát vị nhỏ có thể xác định bằng cách day nhẹ đầu ngón tay lên ngay dưới lỗ bẹn nông: 2 mặt của túi thoát vị cọ sát nhau như tiếng lụa kêu (silk sign)

2.2. Cận lâm sàng

- Siêu âm: phát hiện có hình ảnh tạng trong ổ bụng (quai ruột, mạc nối …) còn nằm trong ống bẹn

III. XỬ TRÍ

- Tràn dịch màng tinh hoàn hay nang thừng tinh có khuynh hướng tự khỏi từ 12 đến 18 tháng đầu tiên nên không cần điều trị trong trong thời gian này, trừ trường hợp có phối hợp với thoát vị bẹn. Sau 2 tuổi, tràn dịch màng tinh hoàn hay nang thừng tinh không thể tự khỏi. Có thể tiến hành mổ tương tự như thoát vị bẹn.

- Khuynh hướng ngày nay thoát vị bẹn được giải quyết sớm, nghĩa là bất cứ tuổi nào trừ trẻ sinh non hoặc trẻ có bệnh lý khác nặng hơn đi kèm. Thái độ này nhằm phòng ngừa biến chứng nghẹt, đặc biệt rất thường xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, một lý do khác nữa là thoát vị bẹn không thể tự lành như tràn dịch màng tinh hoàn hay nang thừng tinh.

3.1. Mổ hở trong thoát vị bẹn nhi

- Nam: Thoát vị bẹn ở trẻ em là loại gián tiếp, do tồn tại ống phúc tinh mạc, do đó chỉ cần tách ống phúc tinh mạc ra khỏi ống dẫn tinh và mạch máu, sau đó cột cắt ống phúc tinh mạc.

- Nữ: Từ 20 % - 24 % các trường hợp thoát vị bẹn ở nữ là thoát vị trượt: vòi trứng và buồng trứng dính vào thành túi. Vì thế luôn luôn mở túi chứa và quan sát bên trong trước khi cắt túi chứa. Nếu có thoát vị trượt, không nên tách vòi trứng hoặc buồng trứng ra khỏi mà cắt một phần phúc mạc có dính cơ quan này và đẩy chúng vào ổ bụng, xong khâu vùi túi chứa.

3.2. Mổ nội soi trong thoát vị bẹn nhi

- Vào ổ bụng bằng 1 trocar rốn soi thấy lỗ bẹn sâu chưa đóng kín. - Khâu lại lỗ bẹn sâu dưới hướng dẫn của camera nội soi.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)