TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 2.1 Giai đoạn sớm

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 65 - 66)

2.1. Giai đoạn sớm

Đái ra máu là triệu chứng chủ yếu đưa bệnh nhân đi khám bệnh. Đái ra máu có các đặc điểm cần nhấn mạnh là:

- Không kèm theo đái gắt, buốt, chứng tỏ không có viêm nhiễm. - Đái máu đại thể và đỏ nhiều về cuối dòng.

- Xuất hiện không có lý do và sau đó tự khỏi dù có hay không có điều trị. Điểm này có thể làm cho bệnh nhân chủ quan.

- Cấy nước tiểu không có vi trùng.

Tóm lại: Khi đái ra máu đại thể tự nhiên xuất hiện ở một người trung niên thì hãy coi đó là dấu hiệu của ung thư đường tiết niệu, cho đến khi được chứng minh là không phải.

- Tái đi tái lại: đái ra máu sau khi hết đi một thời gian, có thể một vài tháng sẽ tái lại không có lý do và sau đó lại tự khỏi.

Đái ra máu có thể là dấu hiệu duy nhất trong một thời gian dài.

2.2. Giai đoạn toàn phát

U đã phát triển lớn nên có những vùng u bị hoại tử, có thể hiện tượng bội nhiễm: bệnh nhân có đái gắt buốt và trong nước tiểu sẽ có bạch cầu và vi trùng.

- Nếu u xâm lấn đến lỗ niệu quản gây thận ứ nước.

- U phát triển lớn, có thể gây ra đái máu kéo dài, ảnh hưởng đến thể trạng bệnh nhân.

Thăm trực tràng: có thể thấy đáy bàng quang bị thâm nhiễm cứng trong thể u thâm nhiễm.

III. XÉT NGHIỆM TIỀN PHẪU

- Công thức máu, Ts-Tc, nhóm máu –Rh. - Chức năng đông máu toàn bộ.

- Urê, Creatinin, điện giải đồ, Glucose, Protid máu. - Xét nghiệm nước tiểu.

+ Tế bào học nước tiểu: lấy nước tiểu, quay ly tâm tìm tế bào ung thư.

+ BTA (Bladder tumor antigen): Ít dùng để chẩn đoán ban đầu, thường dùng để theo dõi điều trị, có thể giúp giảm số lần soi bàng quang kiểm tra.

+ PCR (Polymeraz chain reaction): Là một trong những ứng dụng mới được áp dụng từ lĩnh vực di truyền, có nhiều hứa hẹn nhưng còn chưa phổ biến.

- Nước tiểu toàn phần, cấy nước tiểu, kháng sinh đồ. - ECG (Điện tim).

- XQuang tim phổi thẳng.

- Chụp KUB: Trường hợp nghi ngờ có sỏi hệ tiết niệu kèm theo.

- X quang hệ niệu có cản quang (UIV):Có thể phát hiện ra u bằng hình ảnh khuyết ở bàng quang; Ngoài ra còn cho thông tin về giải phẫu chức năng của đường tiểu trên. Khi u xâm lấn miệng niệu quản thì có thể thấy hình ảnh giãn nở đài bể thận và niệu quản.

- Soi bàng quang: Thấy được khối u, xác định kích thước, số lượng, hình thể và vị trí của u, đặc biệt xác định vị trí của u so với 2 lỗ niệu quản. U có cuống hay không, cuống dài hay ngắn, cuống lớn hay nhỏ (cuống càng lớn và càng ngắn thì độ ác tính càng cao).

- Siêu âm:

+ Siêu âm qua ngả bụng: Có thể phát hiện u với kích thước từ 0,5cm trở lên. + Siêu âm qua trực tràng hay qua âm đạo: Có thể thấy hình ảnh thâm nhiễm và phân biệt u ở cổ bàng quang với u tiền liệt tuyến.

- CT-Scanner bụng có cản quang.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)