CẬN LÂM SÀNG

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 40 - 41)

3.1. XQuangđại trực tràng cản quang

- Hình hẹp. - Hình khuyết. - Hình cắt cụt.

3.2. Nội soi đại tràng và sinh thiết

Đây là phương pháp rất tốt để chẩn đoán vì qua nội soi nhìn rõ được hình dạng,

kích thước khối u và sinh thiết xác định mô học.

3.3. Kháng nguyên ung thư phôi

CEA mức bình thường trong máu 2,5 - 5 ng/ml. Đa phần ung thư trực tràng có CEA tăng, nhưng CEA không phải là xét nghiệm để chẩn đoán mà để so sánh và theo dõi diễn tiến bệnh.

IV. ĐIỀU TRỊ

Điều trị UTĐTT chủ yếu là phẫu thuật, hóa xạ mang tính hỗ trợ.

4.1. Chỉ định mổ hở hay mổ nội soi

- Chỉ định mổ nội soi: một chỉ định được đa phần các chuyên gia phẫu thuật ung thư trên thế giới đồng thuận là khi u vào giai đoạn T1, 2, 3, còn T4 thì được khuyên không nên.

- Chỉ định mổ hở: cho tất cả khối u ở giai đoạn T4 hoặc bệnh nhân không đồng ý mổ nội soi, hoặc chưa triển khai phẫu thuật nội soi đại trực tràng.

4.2. Phương pháp phẫu thuật

Tùy vào vị trí khối u, có biến chứng hay không

4.2.1. Ung thư đại trực tràng chưa có biến chứng

- Phẫu thuật triệt để: + Cắt đại tràng phải. + Cắt đại tràng ngang. + Cắt đại tràng trái.

+ Cắt đại tràng chậu hông.

+ Cắt đại tràng giữ lại cơ vòng hậu môn.

+ Cắt đại tràng lấy bỏ cả cơ vòng hậu môn (phẫu thuật Miles).

- Phẫu thuật mở rộng: Cắt đại trực tràng kèm cắt bỏ toàn bộ một hay nhiều tạng di căn.

- Phẫu thuật tạm bợ:

+ Phẫu thuật làm sạch: cắt tiết kiệm đoạn đại trực tràng đề phòng biến chứng. + Nối tắt trên dưới khối u.

+ Làm hậu môn nhân tạo.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 40 - 41)