CHẨN ĐOÁN 4.1 Chẩn đoán xác định

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 27 - 29)

4.1. Chẩn đoán xác định

- Lâm sàng: nếu có 4 triệu chứng trở lên trong số 6 triệu chứng sau: + Có yếu tố chấn thương.

+ Đau cột sống thắt lưng lan theo rễ, dây thần kinh hông to. + Đau tăng khi ho, hắt hơi, rặn.

+ Có tư thế giảm đau: nghiêng người về một bên làm CSTL bị vẹo. + Có dấu hiệu chuông bấm.

- Cận lâm sàng:

+ XQuang thường có tam chứng Barr. + Chụp MRI thấy rõ hình ảnh TVĐĐ.

4.2. Chẩn đoán thể thoát vị

4.2.1. TVĐĐ ra sau

- Là thể thường gặp nhất, xảy ra sau chấn thương hoặc gắng sức đột ngột. - Có hội chứng cột sống và hội chứng rễ.

- Đau giảm khi nằm nghỉ. - Các hình thái thoát vị ra sau:

+ Trường hợp đau một rễ: thường gặp trong TVĐĐ sau bên (cạnh trung tâm) do đĩa đệm ngay ở tầng trên nó bị thoát vị. Trường hợp TVĐĐ vào lỗ ghép: rễ thần kinh cùng tầng đĩa đệm sẽ bị chèn ép.

+ Trường hợp đau hai rễ:

 Đau hai rễ ở hai bên: đau rễ thường tăng giảm không đều nhau ở hai bên; lúc bên này đau tăng, lúc bên kia lại đau nặng hơn.

 Đau hai rễ kề nhau cùng bên: chẩn đoán định khu dựa vào MRI.

+ Trường hợp đau nhiều rễ: ít gặp, nhưng quan trọng vì đó là sự khởi đầu của hội chứng đuôi ngựa do khối lượng thoát vị lớn (thể giả u chèn ép đuôi ngựa).

+ Trường hợp TVĐĐ ra sau đã làm đứt đây chằng dọc sau, có thể:  TVĐĐ chưa xuyên màng cứng.

 TVĐĐ xuyên màng cứng: ít gặp.

Các thể này chẩn đoán định khu dựa vào lâm sàng rất dễ bị nhầm lẫn, nên phải dựa vào phim chụp MRI để chẩn đoán.

4.2.2. TVĐĐ ra trước

- Thường khởi phát đột ngột sau CTCS hoặc vận động mạnh đột ngột trong lúc cột sống thắt lưng đang ở tư thế ưỡn quá mức.

- Lâm sàng:

+ Có hội chứng cột sống, không có hội chứng rễ.

+ Giai đoạn đầu thì đau lưng cấp, sau chuyển thành đau lưng mạn tính, hay tái phát, đau tăng khi vận động cột sống.

4.2.3. TVĐĐ vào phần xốp thân đốt (kiểu Schmorl)

- Là kiểu thoát vị điển hình của thoái hóa đĩa đệm. Hay gặp ở lứa tuổi già. TVĐĐ kiểu Schmorl ở các đĩa đệm liên tiếp nhau, nhất là ở các đĩa đệm lưng và thắt lưng, tạo nên sự thay đổi đường cong sinh lý, giảm chiều cao cột sống.

- Đặc điểm lâm sàng:

+ Khởi phát từ từ do nguyên nhân vi chấn thương.

+ Đau thắt lưng ít dữ dội, thường thoái lui nhanh chóng sau vài ngày nhưng dễ tái phát với biểu hiện đau thắt lưng mạn.

+ Có hội chứng cột sống, không có hội chứng rễ. + Chỉ có thể chẩn đoán bằng chụp đĩa đệm.

4.3. Chẩn đoán phân biệt

- Ðau dây thần kinh chi dưới: thần kinh đùi, thần kinh đùi da, thần kinh bịt. - Ðau khớp: đau khớp cùng chậu, đau khớp háng.

- Viêm cơ đáy chậu.

V. ĐIỀU TRỊ

5.1. Nguyên tắc chung

- Nghỉ ngơi và bất động khi đau nhiều.

- Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm; Dùng thuốc giãn cơ khi có co cơ. - Kết hợp với điều trị vật lý trị liệu.

- Sử dụng một số biện pháp đặc biệt khi có chỉ định. - Điều trị nguyên nhân. Phẫu thuật khi có chỉ định.

5.2. Bảo tồn

Điều trị bảo tồn trước từ 4-6 tuần: thành công 80-90%.

- Nằm nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, tránh gắng sức. Kết hợp tập cơ lưng - cơ bụng - đạp xe, tránh chèn ép cơ học và cung cấp máu nuôi.

- Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, NSAID: Apirin, Idarac, Diantalvic, Nidal, Tilcotil, Vioxx, Celebrex…

- Dùng thuốc giãn cơ: Decontractyl, Mydocalm, Surdalud, Myolastan... - Giảm đau tại chỗ: chườm nóng, xoa bóp, tia hồng ngoại, siêu âm sóng ngắn. - Kéo cột sống: kéo dãn cột sống bằng dụng cụ kéo ở giai đoạn tạm ổn định. Nếu kéo đau tăng lên thì ngưng kéo.

- Thể dục liệu pháp: tập bài tập cột sống, đu xà đơn, bơi lội…

5.3. Ngoại khoa

- Chỉ định:

+ Thất bại trong điều trị bảo tồn ít nhất 6 tuần.

+ Đau mỗi ngày tăng dần, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, làm việc. + Đau theo rễ rõ kèm yếu liệt chi hay rối loạn tiêu tiểu.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)