ĐIỀU TRỊ CHUNG 3.1 Sa dây rốn trong bọc ố

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 101 - 102)

3.1. Sa dây rốn trong bọc ối

- Không nên cho sản phụ rặn.

- Đặt sản phụ nằm tư thế mông cao ngay khi phát hiện và chuyển lên phòng mổ. - Phẫu thuật lấy thai cấp cứu.

- Nếu thai đã chết: có đủ điều kiện nên cho sản phụ sanh ngã âm đạo.

3.2. Sa dây rốn khi ối đã vỡ

Xác định xem dây rốn còn đập hay không, nghe tim thai bằng Doppler.

3.2.1. Nếu thai còn sống

- Đưa tay vào trong âm đạo đẩy ngôi thai lên cao để giảm chèn ép vào dây rốn. - Tư vấn cho gia đình sản phụ về diễn tiến xấu có thể xảy ra đối với thai. - Nếu dây rốn sa ra ngoài, bọc dây rốn bị sa bằng khăn tẩm nước ấm.

- Cho sản phụ nằm tư thế đầu thấp, đánh giá tiến triển cuộc chuyển dạ và tình trạng thai nhi.

- Nếu đủ điều kiện sinh nhanh: cho sinh. - Mổ lấy thai nếu thấy khó khăn.

3.2.2. Nếu thai đã chết

Lúc này không còn mang tính cấp cứu, theo dõi sanh ngã âm đạo nếu không có các nguyên nhân sanh khó khác.

BỆNH ĐỤC THỂ THỦY TINHI. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

Đục thể thủy tinh (TTT) là nguyên nhân đứng hàng đầu trong số các bệnh gây mù lòa ở Việt Nam và trên thế giới. Tỷ lệ người mù do đục TTT ở Việt Nam là 0,84% (Hà Huy Tài, năm 1990).

II. CHẨN ĐOÁN 2.1. Lâm sàng 2.1. Lâm sàng

2.1.1. Hỏi bệnh

- Triệu chứng chủ quan là giảm thị lực, đặc biệt là thị lực nhìn xa.

- Trên bệnh nhân cao tuổi, triệu chứng là giảm số kính đọc sách đó là do khi thể thủy tinh bị dần dần đục thì nó lại dần tăng công suất khúc xạ tức là cận thị hoá.

2.1.2. Khám bệnh

Đục thể thủy tinh hoàn toàn chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng thấy, khám bằng đèn Pin, đèn soi đáy mắt và tốt nhất là khám bằng đèn khe của máy sinh hiển vi.

Khi khám bệnh nhân cần nhỏ thuốc giãn đồng tử sau đó dùng máy soi đáy mắt để đánh giá đáy mắt và võng mạc bệnh nhân trước khi mổ.

2.2. Cận lâm sàng

Các xét nghiệm tiền phẫu: CTM, Ts-Tc, đường máu, tổng phân tích tế bào máu, nước tiểu toàn phần, XQuang tim phổi, ECG.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 101 - 102)