ĐIỀU TRỊ 3.1 Nguyên tắc

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 49 - 51)

3.1. Nguyên tắc

Tái phục hồi độ vững của khớp gối, trả lại chức năng bình thường khớp gối cho người bệnh.

3.2. Điều trị

3.2.1. Điều trị bảo tồn

- Băng thun khớp gối, đeo nẹp chỉnh hình. - Tập vật lí trị liệu phục hồi chức năng khớp gối.

3.2.2. Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng bằng mảnh gép tự thân.

3.2.3. Phục hồi chức năng (gồm 5 giai đoạn)

Giai đoạn 1: Ngay sau mổ (0-2 tuần)

- Kiểm soát đau và sưng nề sau mổ.

- Bắt đầu phục hồi tâm vận động khớp gối. - Tập mạnh cơ.

- Tập đi với nạng tiến dần đến bỏ nang khi đi.

Giai đoạn 2: sau phẫu thuật (2-6 tuần)

- Mục tiêu: phục hồi tối đa ROM khớp gối và tập mạnh cơ. - ROM mong đợi: 4 tuần: 0-120 độ. 6 tuần: ROM tối đa - Áp dụng bài tập làm mạnh cơ tăng cường giai đoạn sớm:

+ Tạ nhẹ. + Kháng trở bằng tay. + Xe đạp lực kế (nửa vòng).

+ Quỳ một chân. + Ngồi xổm.

Giai đoạn 3: sau 6-10 tuần

- Tiếp tục gia tăng sức mạnh cơ đã đạt được ở giai đoạn 2.

- Kết hợp các bài tập làm mạnh cơ thông thường với các bài tập nâng cao.

Giai đoạn 4: sau 10 tuần - 6 tháng

- Mục tiêu: chuẩn bị chơi thể thao trở lại. Chạy, đổi hướng nhanh khi chạy, nhảy gần đạt tới mức bình thường.

- Tập chạy thẳng, tăng dần cường độ, tốc độ,

- Khi đật được 70-80% tốc độ trước khi bị chấn thương thì bắt đầu tập đổi hướng nhanh khi chạy.

- Tập nhảy, bật tiếp đất bằng hai chân.

Giai đoạn 5: 6-12 tháng hậu phẫu

Điều kiện để chơi thể thao trở lại:

- Không cảm thấy đau hoặc lỏng lẻo khớp gối. - Gối đạt ROM tối đa.

- Không có hiện tượng sưng nề.

- Sức mạnh chân bệnh đạt tối thiểu 85% so với chân lành.

- Có thời gian tập luyện tăng dần cường độ, tần suất và thời gian phù hợp với môn thể thao sẽ chơi trở lại.

GÃY MÂM CHÀY I. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

Gãy mâm chày là loại gãy phạm khớp phức tạp không chỉ có gãy xương mà còn cả mô mềm. Mục đích điều trị bao gồm khôi phục lại trục cơ học, khôi phục lại bề mặt khớp và cố định vững chắc để cho phép vận động sớm.

II. CHẨN ĐOÁN 2.1. Lâm sàng 2.1. Lâm sàng

- Đau, sưng nề, căng tức, biến dạng vùng gối - Hạn chế cơ năng, tràn dịch khớp gối

- Chân tổn thương xanh, lạnh trong trường hợp tổn thương mạch - Cảm giác tê bì, kim châm khi tổn thương thần kinh kèm theo

2.2. Cận lâm sàng

- XQuang: giúp chẩn đoán và điều trị.

- CT-Scanner: cần thiết trong các trường hợp gãy khó, phức tạp. - MRI: nếu nghi ngờ tổn thương dây chằng, sụn chêm, sụn khớp. - Các xét nghiệm toàn thân khác

III. ĐIỀU TRỊ 3.1. Nguyên tắc 3.1. Nguyên tắc

Phục hồi nguyên vẹn mặt khớp, thẳng trục chi, đảm bảo độ vững của khớp, tập vận động chủ động sớm trả lại tầm vận động bình thường cho người bệnh.

3.2. Điều trị

- Điều trị bảo tồn.

+ Gãy không di lệch, vững. + Gãy di lệch tối thiểu, gãy lún ít.

+ Gãy ở người nhà nhu cầu thấp, loãng xương nặng.

- Phẫu thuật: các kiểu gãy có di lệch, không đảm bảo độ vững của khớp. + Cố định vít qua da: Gãy type I không di lệch.

+ Nâng xương qua da và cố định vít: Gãy Type II và III, ghép xương nếu lún > 10mm.

+ Nâng xương với hỗ trợ nội soi và cố định vít: Các loại gãy Type I, II, III, IV với tổn thương dây chằng và sụn chêm.

+ Nắn mở và KHX bên trong: Các gãy xương Type III, IV, V và VI không có tổn thương mô mềm hoặc tổn thương không đáng kể.

+ Cố định sinh học: Các gãy xương type IV, V, VI với di lệch và dập nát ít, bệnh nhân đa chấn thương.

+ Cố định ngoài: Các gãy hở chấn thương năng lượng cao Type IV, V,VI tổn thương mô mềm, tổn thương thần kinh mạch máu có hoặc không có hội chứng CEK, bệnh nhân đa chấn thương.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 49 - 51)