Kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ 710 ngày.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 125 - 127)

Khi chưa có kết quả kháng sinh đồ, kháng sinh chọn lựa theo phỏng đoán của bác sĩ điều trị:

+ Cefuroxime 0,25g/10kg/ngày, chia 2 lần. Hoặc:

+ Amoxicilin + A.Clavulanic 0,625mg/10kg/ngày, chia 3 lần. - Điều trị triệu chứng: giảm đau, hạ sốt.

- Nâng cao thể trạng.

VIÊM VA MẠN TÍNH

Viêm VA quá phát xơ hóa sau viêm cấp nhiều lần. Bệnh hay gặp ở trẻ từ 18 tháng đến 6 tuổi.

I. TRIỆU CHỨNG 1.1. Toàn thân 1.1. Toàn thân

Em bé thường ho và sốt từng đợt. Chậm phát triển về thể chất và tinh thần, da xanh xao, đêm ngủ hay giật mình và hay đái dầm.

1.2. Cơ năng

- Tắc mũi liên tục: Thường xuyên há mồm để thở, nói giọng mũi kín. Đêm ngủ ngáy, hay nghiến răng, ho khan và khóc vặt

- Chảy mũi mủ nhầy xanh kéo dài hàng tháng, loét tiền đỉnh mũi, thò lò mũi xanh.

- Tai nghe kém.

1.3. Thực thể

- Khám mũi: đầy mủ nhầy xanh, niêm mạc mũi phù nề, cuốn mũi quá phát, trẻ lớn, tổ chức VA màu hồng nhạt ở của mũi sau.

- Họng: Amidan khẩu cái thường quá phát, thành sau họng có nhiều khối Lympho, có mủ nhầy chảy từ vòm xuống, hàm ếch thường bị hẹp theo chiều ngang và lõm sâu. Răng hay mọc lệch.

1.4. Cận lâm sàng

- Nội soi mũi xoang: khối VA màu hồng nhạt, quá phát, chiếm hết vòm mũi họng, che lấp cửa mũi sau, có nhiều mủ nhầy xanh.

- Nội soi tai: thấy màng nhĩ xám đục, hơi lõm do tắc vòi nhĩ, hoặc viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy.

- Cấy mủ mũi và làm kháng sinh đồ.

II. BIẾN CHỨNG

- Biến chứng gần: Viêm tai giữa (hay gặp nhất), viêm thanh khí phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm hạch cổ, áp xe thành sau họng, viêm kết mạc, mi mắt, viêm hốc mắt, ảnh hưởng đến hô hấp và phát âm.

- Biến chứng xa: Viêm thận, viêm khớp, viêm tim.

- Biến chứng toàn thân: Chậm phát triển thể chất và tinh thần. Rối loạn tiêu hóa.

III. CHẨN ĐOÁN

Triệu chứng cơ năng, thực thể và cận lâm sàng.

IV. ĐIỀU TRỊ

4.1. Chỉ định nạo VA

- Viêm VA điều trị nội khoa nhiều đợt hay tái phát ảnh hưởng đến phát triển thể chất và tinh thần.

- Viêm VA gây biến chứng: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi …

4.2. Chống chỉ định

- Bệnh lý về máu.

- Bệnh lý suy giảm miễn dịch: lao, viêm gan, viêm thận mạn, HIV (+),… - Bệnh lý bẩm sinh: hở hàm ếch.

4.3. Điều trị

- Nạo VA qua nội soi mê nội khí quản.

- Hậu phẫu: kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ (như phần viêm VA cấp). - Nhỏ mũi làm thông thoáng mũi

VIÊM MŨI XOANG

VIÊM MŨI XOANG CẤP

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 125 - 127)