2.1. XQuang
Mặt thẳng, mặt nghiêng, Blondeau, Hirtz, CT-Scanner hàm mặt.
- Đường gãy bắt đầu ở phần dưới hốc mũi, sang cả hai bên, đi ngang trên các chóp răng, đi dưới và cách đường nối hàm trên gò-má # 1,5cm. Cắt ngang qua lồi củ xương hàm trên và 1/3 dưới xương chân bướm hàm. Bên trong cũng gãy ở 1/3 dưới xương lá mía hay vách ngăn mũi.
2.2. Xét nghiệm
- Glucoze, Urê, Creatinin, điện giải đồ. - TS,TC, Công thức máu, nhóm máu. - Nước tiểu toàn phần.
2.3.Cận lâm sàng khác
- Điện tim ECG. - XQuang tim phổi.
III. ĐIỀU TRỊ
- Nắn chỉnh.
- Cố định bằng cung Tiguersted.
- Treo xương hàm trên vào gò má cung tiếp hoặc khâu KHX hàm trên bằng nẹp vít.
- Thời gian cố định từ 15 – 30 ngày.
IV. TIÊN LƯỢNG
- Tốt.
PHẦN 2: GÃY LEFORT II I. LÂM SÀNG I. LÂM SÀNG
- Bầm tím 2 mắt (dấu hiệu đeo kính râm). - Biến dạng tầng mặt giữa: lép tầng mặt giữa. - Dấu hiệu hàm giả (+).
- Có thể có tràn nước mắt do nề và hẹp ống lệ mũi.
- Bầm tím và đau dọc theo đường gãy ở nền mũi và bờ dưới ổ mắt. - Mặt tê bì nếu dây thần kinh dưới ổ mắt bị chèn ép.
- Có hay không kèm theo gãy cung tiếp. - Khớp cắn lệch: cắn hở răng trước.
II. CẬN LÂM SÀNG 2.1. XQuang 2.1. XQuang
Blondeau, Hirtz, mặt thẳng, mặt nghiêng, CT-Scanner hàm mặt.
Đường gãy đi qua giữa xương chính mũi, qua thành trước xương hàm trên (dưới bờ dưới ổ mắt) dưới xương gò má qua lồi củ xương hàm trên và 1/3 giữa chân bướm, gồm hai nét vỡ liên tục.
- Nét vỡ ngang: qua xương chính mũi và ngành lên của xương hàm trên, cắt qua góc trong dưới ổ mắt, chạy ra phía sau theo sàn ổ mắt đến tận thành sau của xoang hàm.
- Nét vỡ dọc: chạy từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài qua mặt trước ngoài của xoang hàm, tách rời lồi củ xương hàm, qua khỏi góc trên ngoài của xoang hàm và kết thúc ở lồi củ xương hàm.
2.2. Xét nghiệm
- Glucoze, Urê, Creatinin, điện giải đồ. - TS,TC, Công thức máu, nhóm máu. - Nước tiểu toàn phần.
2.3. Cận lâm sàng khác
- Điện tim ECG. - XQuang tim phổi.
III. ĐIỀU TRỊ
3.1. Không gãy cung tiếp
- Nắn chỉnh.
- Cố định bằng cung Tiguersted .
- Phẫu thuật treo xương hàm trên vào gò má cung tiếp bằng chỉ thép hoặc/và khâu KHX hàm trên bằng nẹp vít.
- Thời gian cố định từ 15 – 30 ngày.
3.2. Gãy cung tiếp
- Nắn chỉnh.
- Phẫu thuật treo xương hàm trên vào bờ ngoài ổ mắt bằng chỉ thép hoặc/và khâu KHX hàm trên bằng nẹp vít.
- Thời gian cố định từ 15 – 30 ngày .
Dùng thuốc: kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, sinh tố.
IV. TIÊN LƯỢNG
- Tốt.
- Theo dõi: chấn thương sọ não kín.
PHẦN 3: GÃY LEFORT III I. LÂM SÀNG I. LÂM SÀNG
- Thường có choáng nặng.
- Phần trên mặt biến dạng, phù nề nhiều, bầm tím quanh hốc mắt, mi, màng tiếp hợp hai bên gọi là dấu hiệu đeo kính râm hoặc “Ống nhòm.”
- Đau dọc đường nối trán mũi, trán gò má, gò má cung tiếp. - Có thể sờ thấy các đầu xương di lệch.
- Tầng giữa mặt bị đẩy tụt ra sau và xuống dưới. - Khớp cắn sai, hở khớp răng cửa, bầm tím hàm ếch.
II. CẬN LÂM SÀNG 2.1. XQuang 2.1. XQuang
Mặt thẳng, mặt nghiêng, Blondeau, Hirtz, CT-Scanner cho thấy các đường gãy sau:
2.1.1. Đường thứ nhất
Đi qua xương chính mũi nhưng ở cao, sát đường nối trán mũi, chạy dọc vách trong ổ mắt qua mấu lên xương hàm trên qua xương lệ, xương giấy tới khe bướm rồi cắt qua 1/3 trên xương chân bướm ngoài.
2.1.2. Đường thứ hai
Chạy tiếp từ góc ngoài khe bướm qua vách ngoài ổ mắt tới mấu mắt ngoài nơi tiếp nối giữa xương trán và gò má.
2.1.3. Đường thứ ba
Ở trong, qua 1/3 trên xương lá mía, sát nền sọ. Có thể ảnh hưởng đến lá sàng, vách màng não cứng và dịch não tủy có thể qua đó chảy ra.
2.2. Xét nghiệm
- Glucoze, Urê, Creatinin, điện giải đồ. - TS,TC, Công thức máu, nhóm máu. - Nước tiểu toàn phần.
2.3. Cận lâm sàng khác
- Điện tim ECG. - XQuang tim phổi.
III. ĐIỀU TRỊ
- Nắn chỉnh.
- Cố định bằng cung Tiguersted.
- Phẫu thuật treo xương hàm trên vào mấu ngoài ổ mắt hoặc/và khâu kết hợp xương hàm trên/bờ ngoài ổ mắt.
- Thời gian cố định 15 – 30 ngày.
Dùng thuốc: kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, sinh tố.
IV. TIÊN LƯỢNG
- Tốt.
- Theo dõi: chấn thương sọ não kín.
GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI
I. ĐẠI CƯƠNG
Xương hàm dưới (XHD) là một xương lẻ, đối xứng, tạo nên tầng mặt dưới, nổi lên ở vùng cổ và mặt, có nhiều điểm nhô (cằm, góc hàm) nên rất dễ gãy đặc biệt ở các điểm yếu: cằm, góc hàm, lồi cầu.... XHD có hệ cơ nhai bám tận, lực tác dụng đối kháng, nên sau khi gãy, XHD thường bị biến dạng thứ phát. XHD là xương dẹt, mỏng, ngoài đặc, trong xốp, chỉ được nuôi dưỡng với động mạch răng dưới, nên khi gãy ít chảy máu nhưng chậm liền xương. XHD là xương di động, có răng cắm vào xương ổ răng, quan hệ khớp cắn trung tâm với răng hàm trên cố định, đó là cơ sở giúp nắn chỉnh và cố định xương gãy.