ĐIỀU TRỊ 3.1 Mục tiêu điều trị

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 93 - 95)

3.1. Mục tiêu điều trị

- Thông đường hô hấp.

- Xử trí cơn co giật và duy trì phác đồ chống cơn co giật. - Hạ huyết áp.

- Chấm dứt thai kỳ (nếu có thể).

- Dự phòng biến chứng: phù phổi cấp, vô niệu, nhau bong non, xuất huyết não.

3.2. Điều trị chi tiết

- Thông đường hô hấp: + Đặt cây đè lưỡi.

+ Tư thế ngửa cổ và đầu sang một bên.

+ Hút đàm nhớt; Thở Oxy 100% liều cao (6- 10 lít/phút). - Lập đường truyền tĩnh mạch Glucose 5% + Thuốc chống co giật:

+ Cắt cơn giật: Seduxen 10mg x một ống tiêm TM chậm. + Ngừa cơn giật: Magnesium sulfate 15%: 1,5mg.

Tấn công: 3g (2 ống) tiêm bắp hoặc pha loãng tiêm TM chậm/5 ph.

Duy trì: 1g/1 giờ (Glucose 5% 500ml + 4 ống Magnesium sulfate 1,5g Truyền TM XXV – XXX giọt/phút).

- Hạ huyết áp:

+ Adalate 10mg x 1v Nhỏ dưới lưỡi.

+ Lợi tiểu Lazix 20mg x 1- 2 ống Tiêm TM chậm. - Sản khoa:

+ Nếu thai chưa đủ trưởng thành (<36 tuần) → tiếp tục điều trị nội đến khi thai đủ trưởng thành.

+ Nếu thai đủ trưởng thành (≥ 36 tuần) → mổ lấy thai sau khi điều trị nội 24- 48 giờ.

- Chấm dứt thai kỳ:

+ Bệnh nhân vô niệu, co giật gây hôn mê: mổ lấy thai.

+ Bệnh nhân ổn định sau 24 giờ cắt cơn co giật cuối cùng: khởi phát chuyển dạ nếu cổ tử cung thuận lợi và giúp sanh forcep khi đủ điều kiện.

VỠ TỬ CUNG

I. ĐẠI CƯƠNG

- Vỡ tử cung là một trong 5 tai biến sản khoa, có thể gây tử vong cho thai nhi và sản phụ. Vỡ tử cung có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai, nhưng thường gặp nhất là trong chuyển dạ.

- Vỡ tử cung là vỡ tất cả các lớp của tử cung mà không phải do phẫu thuật, thường kèm chảy máu, có thể tống xuất 1 phần hay tất cả các phần thai vào ổ bụng.

II. CHẨN ĐOÁN

2.1. Vỡ tử cung trong thai kỳ

Xảy ra trên bệnh nhân có sẹo mổ cũ hoặc tử cung dị dạng.

Lâm sàng

- Triệu chứng cơ năng:

+ Đột ngột đau nhói vùng tử cung, nhất là chỗ mổ cũ. + Ra huyết âm đạo có thể có.

- Triệu chứng thực thể:

+ Toàn trạng: có thể có dấu hiệu choáng.

+ Nhìn: bụng có thể có sẹo mổ cũ, có thể biến dạng, lình phình.

+ Sờ nắn: Sờ thấy các phần thai nhi nằm ngay dưới da bụng, đôi khi không còn sờ thấy đáy tử cung (thai nhi đã bị đẩy ra khỏi buồng tử cung).

+ Phản ứng thành bụng (+), gõ đục vùng thấp hay gõ đục toàn ổ bụng. + Đau nhói vùng vết mỗ cũ khi ấn hay sờ nắn.

+ Tim thai suy hoặc không nghe được tim thai.

+ Khám âm đạo: có thể không còn sờ thấy ngôi thai, có máu đỏ tươi dính theo găng.

Cận lâm sàng

- XN máu: Hct giảm, có thể có tăng bạch cầu.

- Siêu âm: có dịch ổ bụng, vị trí thai nhi bất thường, nhịp tim thai chậm hoặc không có.

2.2. Vỡ tử cung trong chuyển dạ

2.2.1. Dọa vỡ tử cung

- Xảy ra trên bệnh nhân không có sẹo mổ cũ. - Sản phụ đau bụng nhiều, cơn go dồn dập, mạnh

- Khám thấy đáy tử cung lên cao ngang rốn (vòng Bandl), tử cung có hình quả bầu, hai dây chằng tròn bị kéo dài (Bandl-frommel).

- Tim thai có thể bình thường, không đều hoặc suy.

- Khám âm đạo có thể thấy đầu cao chưa lọt, có thể có dấu bất xứng đầu chậu, có thể phát hiện các nguyên nhân: khung chậu hẹp, bất thường.

2.2.2. Vỡ tử cung

- Sản phụ có dấu hiệu dọa vỡ, đột ngột đau nhói sau đó tình trạng đau giảm nhưng tổng trạng xấu dần: da xanh, niêm mạc nhạt, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, tay chân lạnh.

- Xuất huyết âm đạo.

- Nước tiểu có thể có màu đỏ.

- Nhìn: bụng có thể có biến dạng, lình phình.

- Sờ nắn: đau nhói vết mổ cũ, phản ứng thành bụng (+), có thể sờ thấy các phần thai nhi nằm sát ngay dưới da bụng, có thể không sờ thấy đáy tử cung.

- Gõ đục vùng thấp hay gõ đục toàn bụng. - Tim thai có thể không nghe hoặc bị suy.

- Khám âm đạo: có thể không còn thấy ngôi thai, có máu đỏ tươi theo găng.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)