THỂ LÂM SÀNG

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 122 - 124)

- Viêm thanh quản mạn tính, xuất tiết thông thường. - Viêm thanh quản quá phát.

- Bạch sản thanh quản. - Viêm thanh quản teo. - Lộn thanh thất giả. - Viêm mạn tính ở trẻ em. IV. CHẨN ĐOÁN - Cơ năng + thực thể. - Tiền sử khàn giọng > 3 tháng. V. ĐIỀU TRỊ

5.1. Điều trị nguyên nhân

- Điều trị ổ viêm nhiễm ở: Mũi, xoang, họng. - Tránh: hơi, hóa chất, bụi.

- Nói ít, nói nhỏ, ngưng ca hát.

5.2. Điều trị tại chỗ

Khí dung họng, bơm thuốc thanh quản.

5.3. Điều trị toàn thân

- Kháng sinh:

+ Cefuroxime 0,250mg/10kg/ngày, chia 2 lần. Hoặc

+ Amoxicilline + A.Clavulanic 625mg/10kg/ngày, chia 3 lần.

- Kháng viêm: Methylprednisolone 4mg-10mg/10kg/ngày, dùng 1 lần buổi sáng.

5.4. Luyện giọng

U LÀNH TÍNH THANH QUẢNI. TRIỆU CHỨNG I. TRIỆU CHỨNG

1.1. Triệu chứng lâm sàng

- Khàn giọng liên tục, mức độ vừa hay nặng. - Nói mau mệt.

- Có thể có khạc đờm, nuốt vướng, ho ít.

1.2. Cận lâm sàng

- Nội soi họng- thanh quản: gặp một trong các loại bệnh lý sau:

+ Polype dây thanh: có khối u tròn láng, màu đỏ hay hồng, nằm trên bờ tự do dây thanh, chân bám rõ ràng, dây thanh di động bình thường.

+ Hạt xơ dây thanh: hạt hình gai của hoa hồng, đối bên, vị trí 1/3 trước – 2/3 sau dây thanh, trên bờ tự do, dây thanh thì thở ra khép không kín.

+ U nang dây thanh: u màu vàng nhạt, chân bám rộng, bề mặt trơn láng, nằm trên bờ tự do dây thanh.

+ Phù Reink: phù mọng dọc theo bờ tự do dây thanh, có thể 1 bên hoặc 2 bên. + Papiloma thanh quản: u sùi như hình quả dâu tằm màu đỏ sẫm hay xám nhạt,.. u có thể nằm ở băng thanh thất, dây thanh, buồng thanh thất, hạ thanh môn. U làm hẹp khe thanh môn gây nên khó thở thanh quản.

- Giải phẫu bệnh lý: u lành tính thanh quản (thường lấy bệnh phẩm khi tiến hành phẫu thuật).

Papiloma nguyên nhân do virus. Bệnh thường gặp ở trẻ em và cả người lớn, với người lớn có thể gây K hoá.

II. CHẨN ĐOÁN

2.1. Chẩn đoán xác định

- Khàn giọng liên tục kéo dài. - Có thể có khó thở thanh quản.

- Nội soi thanh quản: tổn thương thanh quản có 1 trong các trường hợp trên. - Sinh thiết u lành tính thanh quản.

2.2. Chẩn đoán gián biệt

- Lao thanh quản. - K thanh quản. - Mảng bạch sản. - Nấm thanh quản.

III. ĐIỀU TRỊ

- Vi phẫu thanh quản cắt u lành tính dây thanh, mê nội khí quản.

- Với trường hợp Papiloma điều trị có hiệu quả cao khi sử dụng dao Gama Knife, hạn chế được tái phát.

- Kháng sinh: Chọn 1 trong các kháng sinh thông thường trong 1 tuần: + Oxacilin 1g/20/kg tiêm IV hay IM chia 2 lần/ngày.

+ Cloxacilin 500mg/10kg/ngày tiêm IV hay IM 3 lần/ngày. + Cefuroxime 250/10kg/ngày uống hoặc tiêm IV chia 2 lần/ngày. + Ciprofloxacine 500mg/20kg/ngày, uống chia 2 lần.

+ Amoxiciline + A.Clavulanic 625mg/10kg/ngày uống chia 3 lần. - Corticoid liều cao: Methylprednisolone 40mg/ngày uống hoặc tiêm IV. - Chỉnh âm: nói nhỏ, nói ít trong thời gian điều trị.

Cần tái khám định kỳ 1, 2, 3 và 6 tháng sau phẫu thuật. Riêng papiloma thanh quản khả năng tái phát là rất cao.

VIÊM VA

VIÊM VA CẤP

Viêm VA cấp là viêm nhiễm cấp tính xuất tiết hoặc viêm mủ ở tổ chức bạch huyết ở nóc vòm.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)