Trên cơ sở mối quan hệ không gian hiện hữu của Hà Nội với khu vực nông thôn rộng lớn bao quanh và các tỉnh lị đang thu hút đầu tƣ mạnh do lợi thế về quan hệ không gian kinh tế với Thủ đô, đồng thời dựa vào các yếu tố địa lí, tài nguyên, cảnh quan cũng nhƣ lịch sử hình thành hình thái dân cƣ tạo ra các điểm đô thị gắn với xu hƣớng dịch chuyển cơ cấu kinh tế sẽ diễn ra (đặc biệt là xu hƣớng mở rộng không gian kinh tế Vùng Hà Nội liên kết với Vùng kinh tế Nam Trung Quốc thông qua chiến lƣợc phát triển một vành đai và hai hành lang kinh tế) - Nhà quy hoạch có nêu ý tƣởng: Thành phố Hà Nội sẽ là "vùng đô thị hạt nhân trung tâm"
SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD
Trang49
- Không gian Vùng Thủ đô được phân thành 2 phân vùng chính:
Vùng đô thị hạt nhân và phụ cận; Vùng phát triển đối trọng. Trong đó, Vùng đô thị hạt nhân - Thủ đô Hà Nội với qui mô đƣợc mở rộng, đóng vai trò chủ đạo của Vùng sẽ là trung tâm chính trị, hành chính, văn hoá, thƣơng mại, tài chính, dịch vụ, công nghệ cao, tập trung các cơ quan nghiên cứu, trở thành trung tâm du lịch của quốc gia và khu vực.
- Tại Vùng đô thị hạt nhân, các loại hình kinh tế sẽ đƣợc lựa chọn phát triển; dân số và đất đai sẽ chịu sự kiểm soát gia tăng; các TT.TM tài chính lớn của quốc gia, các khu nghiên cứu- đào tạo công nghệ cao, trung tâm văn hoá lớn dƣợc tập trung hình thành... Các vùng có tiềm năng phát triển mở rộng Thủ đô sẽ đƣợc thúc đẩy thông qua việc phát triển một số trung tâm đô thị, du lịch, nghiên cứu đào tạo và các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, hạn chế công nghiệp tập trung lớn và kiểm soát bảo vệ môi trƣờng.
- Vùng phụ cận trong phạm vi 25 - 30km đối với Vùng đô thị hạt nhân có chức năng hỗ trợ phát triển và mở rộng đô thị trung tâm, là các vùng giao thoa, lan toả sự phát triển giữa Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Vai trò của khu vực này là tạo các vành đai xanh cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm cho Thủ đô đồng thời phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống và dịch vụ du lịch văn hoá, sinh thái...
- Bên cạnh đó là Vùng phát triển đối trọng (phạm vi 30 - 60km)
hình thành theo 3 phân vùng lớn: Vùng đối trọng phía Tây của Thủ đô Hà Nội gồm Hà Tây và Hoà Bình; Vùng đối trọng phía Đông và Đông Nam gồm các tỉnh chuyển tiếp giữa Đồng bằng sông Hồng với vùng Duyên hải Bắc Bộ nhƣ Bắc Ninh, Hƣng Yên, Hải Dƣơng và Hà Nam; Vùng đối trọng phía Bắc và Đông Bắc gồm các khu vực Bắc sông Hồng, dọc theo hành lang trục đƣờng 18, chủ yếu là bán sơn địa thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và Nam các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên và Quảng Ninh.
- Trong sự phân định đó thì vùng đô thị hoá mạnh bao gồm không gian các đô thị công nghiệp - dịch vụ phát triển nối kết về phía Đông; không gian
SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD
Trang50
các đô thị du lịch- đào tạo- công nghệ cao phát triển nối kết về phía Tây của Vùng... hình thành các trục không gian kinh tế - đô thị đối trọng Đông - Tây.
- Vùng động lực phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ tập trung trên trục kinh tế giữa đô thị hạt nhân TP Hà Nội với TP Hải Phòng và TP Hạ Long, trong đó đô thị Hải Dƣơng đóng vai trò đô thị trung tâm cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ, kĩ thuật cao và hỗ trợ phát triển các loại công nghiệp chế biến của vùng đồng bằng phía Nam - Đông Nam đồng bằng sông Hồng. Các đô thị lớn cấp trung tâm vùng là thành phố Hải Dƣơng, Hoà Bình, Vĩnh Yên, trong đó đặc biệt thúc đẩy vai trò của Thành phố Hải Dƣơng tƣơng lai là một đô thị lớn.
- Tổ chức không gian Thủ đô theo các trung tâm đô thị mới có
chức năng và hình thái riêng biệt, bao gồm 11 trung tâm chính là Trung tâm
chính trị Ba Đình; hành chính Quốc gia; giáo dục - đào tạo; y tế và phúc lợi xã hội; thƣơng mại, tài chính, ngân hàng; văn hoá, thể dục, thể thao; triển lãm, hội chợ; du lịch, nghỉ dƣỡng; khu cây xanh, công viên quy mô lớn; khu công nghiệp, kho tàng; khu vực di sản, di tích, văn hoá bảo tồn đặc trƣng.
- Quy hoạch chung Hà Nội phải xác định đƣợc giới hạn vùng phát
triển đô thị và vùng không phát triển đô thị để giữ lại các khu vực rừng, mặt nƣớc và vùng công viên mở cũng nhƣ các vùng nông nghiệp khác. Thành phố không phát triển các khu đô thị mới nhỏ lẻ, bám trục đƣờng và các khu công nghiệp
phân tán, sử dụng đất kém hiệu quả. Sẽ có quy chế quản lý kiến trúc đô thị với
những chỉ tiêu về mật độ xây dựng, tầng cao, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng đô thị và các chỉ số liên quan khác
SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD Trang51 Chƣơng 2: THỊ TRƢỜNG BẤT ĐỘNG SẢN HÀ NỘI 2.1. BẤT ĐỘNG SẢN 2.1.1. Khái niệm về bất động sản
Khái niệm BĐS rất rộng, đa dạng và cần đƣợc quy định cụ thể bằng pháp luật của mỗi nƣớc. Có những tài sản pháp luật nƣớc này liệt kê vào danh mục BĐS, trong khi quốc gia khác lại không coi nó là BĐS. Nhiều quốc gia trên thế giới thống một khái niệm “BĐS là đất đai và những tài sản có liên quan đến đất
đai, không tách rời với đất đai, được xác định bởi vị trí địa lý của đất” (Điều
517, 518 Luật Dân sự Cộng hoà Pháp, Điều 86 Luật Dân sự Nhật Bản, Điều 130 Luật Dân sự Cộng hoà Liên bang Nga, Điều 94, 96 Luật Dân sự Cộng hoà Liên bang Đức…).
Các quy định về BĐS trong pháp luật của Việt Nam là khái niệm mở mà cho đến nay chƣa có các quy định cụ thể danh mục các tài sản này. Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 của nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam, tại Điều 174 có quy định: “BĐS là các tài sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định”.