Thị trƣờng BĐS dùng cho thƣơng mại, dịch vụ.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH HÀ NỘI MỞ RỘNG TỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN (Trang 116 - 117)

b) Sự mất cân bằng cung-cầu bất động sản.

3.3.1.3. Thị trƣờng BĐS dùng cho thƣơng mại, dịch vụ.

Dự án quy hoạch đang trong thời kì sơ khởi, các cơ sở hạ tầng tại các vùng mới mở rộng sẽ còn phải mất một thời gian dài mới có thể hoàn thiện. Trong khi nhu cầu về tiêu dùng và dịch vụ của ngƣời dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đƣợc dự đoán sẽ vẫn tăng cao. Do đó, ảnh hƣởng của dự án quy hoạch mở rộng chƣa rõ rệt, chỉ dừng ở mức hạn chế mua những mặt bằng quy mô nhỏ và đẩy những TT.TM, cơ sở dịch vụ mới mở giãn hơn ở những quận cũ của HN, không còn tập trung chỉ ở quận Hoàn Kiếm nhƣ trƣớc.

a) Tình hình thị trường bán lẻ Hà Nội.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong 3 qu ý đầu năm 2008 của cả nƣớc đạt mức 42,95 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại Hà Nội có tổng nguồn cung diện tích bán lẻ và dự trữ xấp xỉ 100.000 m2, hầu hết tập trung ở các khu vực trung tâm của quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trƣng. Diện tích của các TT.TM ở khu vực trung tâm luôn sử dụng hết công suất, các dự án có vị trí xa hơn, tỷ lệ lấp đầy sẽ trong khoảng 90%. Mức giá thuê tại khu vực trung tâm sẽ giao động từ 65 - 150 USD/m2/tháng và khoảng 25 - 60 USD/m2/tháng tại các vị trí khác. Nếu so với một số thành phố lớn của châu Á thì mức giá thuê trung bình của Hà Nội chỉ cao hơn giá thuê mặt bằng tại Thủ đô Bangkok (Thái Lan), Manila (Philippines) và Jakarta (Indonesia).

Tại Hà Nội, do mặt bằng cho thuê tại các TT.TM chƣa nhiều, giá thuê tại các TT.TM lớn nhƣ Vincom City Towers, Pacific Place, Opera Business Center (OBC), Parkson Viet Tower và Tràng Tiền Plaza vẫn ở mức cao, với giá thuê tại tầng trệt là 65USD - 130USD/m2/tháng trong quý III năm 2008.

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang117

b) Xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ.

Ƣớc đoán đến năm 2010, lƣợng tiêu dùng của nƣớc ta dự tính sẽ đạt trên 60 tỷ USD(13). Để đƣa sản phẩm tới tận tay ngƣời tiêu dùng, các doanh nghiệp bán lẻ cần thông qua hệ thống riêng của mình, vì vậy, vấn đề mặt bằng, địa điểm rất quan trọng và là ƣu tiên số một của các nhà bán lẻ. Xu hƣớng nhiều ngƣời mua sắm lựa chọn đến các TT.TM hiện đại thay vì đến các khu vực mua bán truyền thống.

c) Ảnh hưởng của dự án quy hoạch mở rộng.

- Các cơ sở bán lẻ nhỏ mới mở thƣờng chỉ thuê mặt bằng. Với vị trí khác nhau, quan niệm của thị trƣờng về các mức giá thuê có thể chấp nhận đƣợc với những tính toán lợi nhuận trong ngắn hạn. Thiếu những vị trí bán lẻ tốt, hiện đại sẽ khiến các nhà bán lẻ vẫn tiếp tục tìm kiếm mặt bằng trên các tuyến phố chính. Vị trí bán lẻ trên các phố trung tâm của Hà Nội vẫn cao có thể lên tới 110 USD/m2/tháng.

- Các TT.TM lớn đã đƣợc giãn rộng ra trên những khu vực có mật độ dân số cao tại HN. Trong năm 2009 và 2010, với một số dự án mới đi vào hoạt động nhƣ The Garden Lifestyle Mall, Hanoi Plaza Hotel, Yen So Park Shopping Centre... Dự báo Hà Nội sẽ có thêm hơn 41.000 m2 mặt bằng cho thuê kinh doanh/năm. Đến năm 2011, con số này đƣợc dự kiến sẽ tăng lên trên 330.000 m2 khi các dự án Hanoi City Complex, Keangnam Hanoi Landmark, Savico Plaza Long Bien, Ciputra Shopping Mall ra mắt.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH HÀ NỘI MỞ RỘNG TỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)