Ý TƯỞNG QUY HOẠCH THEO NHÀ TƯ VẤN ĐƯỢC CHỌN 1. Sơ lƣợc về nhà thầu tƣ vấn đƣợc chọn

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH HÀ NỘI MỞ RỘNG TỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN (Trang 46 - 51)

Posco E&C có 2500 công nhân viên, 30 năm hành nghề, hoạt động tại nhiều thị trường: Việt Nam, Trung Đông, Nam Mỹ, Trung Quốc, châu Phi cung cấp dịch vụ xây dụng dự án trên toàn thế giới. JINA thành lập năm 1969, hoạt động tại Trung Đông, Đông Nam Á, có văn phòng tại Hà Nội. Perkins Eastman (Hoa Kỳ) có dịch vụ quy hoạch tổng thể và thiết kế đô thị toàn thế giới.

1.3.2. Mục tiêu đặt ra.

Hình 14: Mô hình cấu trúc TP.HNMR

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang 47

Theo Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) đã khẳng định vai trò và vị thế của Thủ đô Hà Nội: "Là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, Thủ đô Hà Nội có vinh dự lớn, đồng thời có trách nhiệm hết sức nặng nề".

Pháp lệnh Thủ đô số 29/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xác định: "Xây dựng, phát triển Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trái tim của cả nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại; kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội, góp phần xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".

Những yêu cầu mà dự án quy hoạch cần đặt đƣợc nhƣ sau:

1> Kiểm soát đƣợc áp lực tăng dân số và vấn đề phát triển trong 20-50 năm tới.

Để có thể đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến tương lai. Hiện tại Hà Nội có diện tích khoảng 3.344 km2, dân số 6,2 triệu, dự báo dân số năm 2030 khoảng 10 triệu.

2> Phự hợp với cốt lừi quy hoạch giao thụng đó cú, khắc phục đƣợc tình trạng giao thông hiện tại và đáp ứng đƣợc nhu cầu về giao thông trong tương lai

Bên cạnh việc các địa phương sắp sáp nhập vào Hà Nội, cơ bản vẫn phải dựa vào quy hoạch chung của Hà Nội đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định 108 của Thủ tướng Chớnh phủ. Vỡ vậy, cỏc vấn đề cốt lừi của phỏt triển giao thụng Hà Nội không có gì thay đổi lớn so với bản quy hoạch đã trình trước đó. Duy có một số trục hướng tâm, đường vành đai sẽ trở thành đường nội thị. Những yếu tố này sẽ đƣợc cập nhật trong bản quy hoạch mới.

Trong quy hoạch giao thông vận tải của Thủ đô mới, ngay từ đầu, phải chú ý đúng mức vấn đề này. Bộ GTVT đã kiến nghị quỹ đất cho giao thông phải đạt từ 16-20%, tùy từng khu vực, đủ đáp ứng yêu cầu phát triển giao thông.

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang 48

3> Xây dựng quy hoạch TP Hà Nội theo hướng phát triển bền vững chú trọng đến vấn đề môi trường.

Bài học của những thành phố mở rộng trên thế giới và những lo ngại mà dƣ luận chất vấn đòi hỏi dự án phải đáp ứng mục tiêu dài hạn mà chính các thành phố lớn đi trước đã gặp phải mà nước phát triển đang rất quan tâm.

4> Giải quyết hợp lí các vấn đề an sinh xã hội

Phải giải quyết hợp lí và phù hợp các vấn đền an sinh xã hội trong hoàn cảnh cụ thể của Thủ đô HN. Đây là yêu cầu quan trọng thể hiện chất lƣợng của đồ án quy hoạch.

5> Tạo thuận lợi cho việc thu hút đầu tƣ và phát triển kinh tế của Hà Nội

Đây là mục tiêu của Bộ chính trị nhằm cân bằng cán cân kinh tế giữa 2 miền Bắc Nam. Tạo cho HN là trung tâm kinh tế số 1 của miền Bắc.

Tóm lại, mục tiêu đối với dự án đƣợc đƣa ra dựa trên yêu cầu của chính phủ về dự án: Hà Nội phải trở thành một Thủ đô hiện đại và phát triển, là biểu tượng cho cả nước, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa, khoa học, công nghệ, giáo dục, kinh tế và thương mại.

1.2.3. Biện pháp ý tưởng.

Trên cơ sở mối quan hệ không gian hiện hữu của Hà Nội với khu vực nông thôn rộng lớn bao quanh và các tỉnh lị đang thu hút đầu tƣ mạnh do lợi thế về quan hệ không gian kinh tế với Thủ đô, đồng thời dựa vào các yếu tố địa lí, tài nguyên, cảnh quan cũng nhƣ lịch sử hình thành hình thái dân cƣ tạo ra các điểm đô thị gắn với xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế sẽ diễn ra (đặc biệt là xu hướng mở rộng không gian kinh tế Vùng Hà Nội liên kết với Vùng kinh tế Nam Trung Quốc thông qua chiến lƣợc phát triển một vành đai và hai hành lang kinh tế) - Nhà quy hoạch có nêu ý tưởng: Thành phố Hà Nội sẽ là "vùng đô thị hạt nhân trung tâm"

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang 49

- Không gian Vùng Thủ đô được phân thành 2 phân vùng chính:

Vùng đô thị hạt nhân và phụ cận; Vùng phát triển đối trọng. Trong đó, Vùng đô thị hạt nhân - Thủ đô Hà Nội với qui mô đƣợc mở rộng, đóng vai trò chủ đạo của Vùng sẽ là trung tâm chính trị, hành chính, văn hoá, thương mại, tài chính, dịch vụ, công nghệ cao, tập trung các cơ quan nghiên cứu, trở thành trung tâm du lịch của quốc gia và khu vực.

- Tại Vùng đô thị hạt nhân, các loại hình kinh tế sẽ đƣợc lựa chọn phát triển; dân số và đất đai sẽ chịu sự kiểm soát gia tăng; các TT.TM tài chính lớn của quốc gia, các khu nghiên cứu- đào tạo công nghệ cao, trung tâm văn hoá lớn dƣợc tập trung hình thành... Các vùng có tiềm năng phát triển mở rộng Thủ đô sẽ đƣợc thúc đẩy thông qua việc phát triển một số trung tâm đô thị, du lịch, nghiên cứu đào tạo và các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, hạn chế công nghiệp tập trung lớn và kiểm soát bảo vệ môi trường.

- Vùng phụ cận trong phạm vi 25 - 30km đối với Vùng đô thị hạt nhân có chức năng hỗ trợ phát triển và mở rộng đô thị trung tâm, là các vùng giao thoa, lan toả sự phát triển giữa Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Vai trò của khu vực này là tạo các vành đai xanh cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm cho Thủ đô đồng thời phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống và dịch vụ du lịch văn hoá, sinh thái...

- Bên cạnh đó là Vùng phát triển đối trọng (phạm vi 30 - 60km) hình thành theo 3 phân vùng lớn: Vùng đối trọng phía Tây của Thủ đô Hà Nội gồm Hà Tây và Hoà Bình; Vùng đối trọng phía Đông và Đông Nam gồm các tỉnh chuyển tiếp giữa Đồng bằng sông Hồng với vùng Duyên hải Bắc Bộ nhƣ Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nam; Vùng đối trọng phía Bắc và Đông Bắc gồm các khu vực Bắc sông Hồng, dọc theo hành lang trục đường 18, chủ yếu là bán sơn địa thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và Nam các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên và Quảng Ninh.

- Trong sự phân định đó thì vùng đô thị hoá mạnh bao gồm không gian các đô thị công nghiệp - dịch vụ phát triển nối kết về phía Đông; không gian

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang 50

các đô thị du lịch- đào tạo- công nghệ cao phát triển nối kết về phía Tây của Vùng... hình thành các trục không gian kinh tế - đô thị đối trọng Đông - Tây.

- Vùng động lực phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ tập trung trên trục kinh tế giữa đô thị hạt nhân TP Hà Nội với TP Hải Phòng và TP Hạ Long, trong đó đô thị Hải Dương đóng vai trò đô thị trung tâm cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ, kĩ thuật cao và hỗ trợ phát triển các loại công nghiệp chế biến của vùng đồng bằng phía Nam - Đông Nam đồng bằng sông Hồng. Các đô thị lớn cấp trung tâm vùng là thành phố Hải Dương, Hoà Bình, Vĩnh Yên, trong đó đặc biệt thúc đẩy vai trò của Thành phố Hải Dương tương lai là một đô thị lớn.

- Tổ chức không gian Thủ đô theo các trung tâm đô thị mới có chức năng và hình thái riêng biệt, bao gồm 11 trung tâm chính là Trung tâm chính trị Ba Đình; hành chính Quốc gia; giáo dục - đào tạo; y tế và phúc lợi xã hội; thương mại, tài chính, ngân hàng; văn hoá, thể dục, thể thao; triển lãm, hội chợ; du lịch, nghỉ dƣỡng; khu cây xanh, công viên quy mô lớn; khu công nghiệp, kho tàng; khu vực di sản, di tích, văn hoá bảo tồn đặc trƣng.

- Quy hoạch chung Hà Nội phải xác định đƣợc giới hạn vùng phát triển đô thị và vùng không phát triển đô thị để giữ lại các khu vực rừng, mặt nước và vùng công viên mở cũng nhƣ các vùng nông nghiệp khác. Thành phố không phát triển các khu đô thị mới nhỏ lẻ, bám trục đường và các khu công nghiệp phân tán, sử dụng đất kém hiệu quả. Sẽ có quy chế quản lý kiến trúc đô thị với những chỉ tiêu về mật độ xây dựng, tầng cao, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng đô thị và các chỉ số liên quan khác

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang 51

Chương 2:

THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH HÀ NỘI MỞ RỘNG TỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)