Thƣ ̣c tra ̣ng quy hoạch và quản lí của Hà Nội

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH HÀ NỘI MỞ RỘNG TỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN (Trang 20 - 31)

Những bất cập về quy hoạch của Thủ đụ HN ảnh hưởng rừ rệt tới mọi mặt trong đời sống sinh hoạt mỗi người dân. Thông tin về hiện trạng được phản ánh bởi nhiều bài báo, phóng sự trong nước cũng như ý kiến của các tổ chức chuyên gia quốc tế.

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang 21

1.1.2.1. Đô thị đã phát triển vượt tầm kiểm soát.

Sự khó kiểm soát của TP.HN biểu hiện bởi 3 nguyên nhân: Hà Nội là trung tâm lớn và đầu mối giao thông; mật độ dân số quá cao; nguồn lực chƣa tương xứng.

a) Trung tâm lớn và đầu mối giao thông.

HN là trung tâm tổng hợp của chính trị, kinh tế, văn hóa và du lịch thu hút nhiều người nhập cư từ các thành phố khác đến làm việc, học tập và sinh sống.

Cùng với vị thế là đầu não chính trị, HN còn là đầu mối giao thông quan trọng. Có nhiều tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông và đường hàng không, hệ thống giao thông hội tụ nối liền Thủ đô với các tỉnh trong nước và thế giới bên ngoài.

Nhiều tuyến đường quan trọng như quốc lộ 1, 3, 5, 6…đã đi qua thành phố, tạo nên mối lien hệ chặt chẽ giữa Hà Nội với các địa phương khác.

Hà Nội là đầu mối giao thông đường sắt quan trọng nhất, lớn nhất trong cả nước. Hội tụ về đây có 5 tuyến đường chính: Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Thái Nguyên và Hà Nội - Lào Cai. Mạng lưới đường sắt góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang 22

Mạng lưới sông ngòi chủ yếu là sông Hồng và một số nhánh của nó. Với cảng Hà Nội (công suất thiết kế 1,3 triệu tấn/ năm), thành phố có thể trao đổi hàng hóa với phần lớn các tỉnh phía bắc thông qua các cảng Việt Trì, Nam Định, TháiBình, Đáp Cầu, Bắc Giang…

b) Mật độ dân số.

Cũng chính từ vị trí đặc biệt về chính trị, kinh tế dẫn tới mật độ dân số của TP cao hơn 100 lần tiêu chuẩn của thế giới (khoảng 3,6 ngàn người/ 1km2).

Cá biệt, tại những khu trung tâm lên đến trên 50 ngàn người/1km2 (quận Hoàn Kiếm). Dân số HN tăng 3% mỗi năm, tính trong vòng 30 đến 50 năm nữa sẽ tăng gấp đôi. Mật độ dân số như trên cho thấy điều kiện sinh hoạt của người dân đã hết sức chật chội lại có chiều hướng ngày càng gia tăng.

c) Nguồn lực.

Năm 2007, GDP tính dựa vào tỷ giá hối đoái trên thị trường của Việt Nam là 70,022 tỷ USD(3). Với dân số hơn 80 triệu, thì GDP bình quân trên đầu người của Việt Nam chỉ khoảng 900 USD/năm, của người dân TP.HN chỉ 1800USD/năm. Chỉ số cho thấy sự giới hạn trong nguồn lực tài chính của người dân, của Nhà nước, cũng như chính quyền Thành Phố.

Nguồn lực không đáp ứng đủ cho quá trình phát triển, quá trình đô thị hóa đã gây khó khăn cho việc cải biến khác phục các bất cập của Thủ đô. TP.HN khó ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, hay các biện pháp quản lí hiện đại, đặc biệt khó triển khai các dự án quy hoạch cho tương xứng là thủ đô của một nước so với các quốc gia phát triển.

(3 ) Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang 23

1.1.2.2. Ách tắc giao thông trong thành phố.

Trên địa bàn TP.HN cũ, trừ những tuyến phố trung tâm cũ do người Pháp quy hoạch có đảm bảo tỉ lệ diện tích dành cho giao thông nhất định hay vùng ngoại thành mật độ dân cư còn thấp, những tuyến phố chính thường xảy ra tắc đường.

Tắc đường thường xây ra vào thời điểm 7h sáng và 6h chiều, khi người dân đến nơi làm việc và về nhà.

Mặc dù quãng đường di chuyển

tới chỗ làm của người dân HN so với những người dân trên thế giới cũng như trong khu vực Châu Á không dài, nhưng hiện tượng tắc đường có thể diễn ra vài giờ đồng hồ.

Nguyên nhân của tình trạng trên đƣợc nhận định do các nguyên nhân:

- Hỗn tạp các loại phương tiện tham gia cùng 1 phần đường: Không có các phương tiện giao thông đi với tốc độ lớn, trên những tuyến đường đặc biệt với tốc độ cao dành riêng, không đƣợc phép dừng đỗ tùy tiện.

- Thiếu phương tiện giao thông công cộng: thiếu hụt hình thức giao thông chuyển tiếp để liên kết giữa các khu vực chính trong thành phố một cách tiện lợi.

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang 24

- Quá nhiều xe mô tô: từ 2 nguyên nhân trên nên thông thường người dân Hà Nội thường chọn di chuyển bằng xe gắn máy cho cơ động. Chính sự di chuyển quá nhiều bằng xe gắn máy lại làm cho giao thông đễ bị ách tắc.

- Mạng lưới đường còn thiếu: Quỹ đất dành cho giao thông ở Hà Nội mới khoảng 7%, “chỉ bằng 20-30% so với các nước trong khu vực", số km đường giao thông trên 1 km2 diện tích theo thông lệ mới bằng 20% so với các nước.

- Luật lệ giao thông: Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn chưa cao. Nguyên nhân của các vụ tắc đường tại các ngã tư vào giờ cao điểm được tổng kết bắt nguồn từ những người tham gia giao thông dàn hang ngang lấn sang phần đường bên kia. Gần đây, tại 1 số ngã tư vào giờ cao điểm TP có huy động thêm sinh viên tình nguyện đứng phân rẽ ở các ngã tƣ. Biện pháp này đã tỏ ra rất có hiệu quả.

- Thiếu những điểm dừng đỗ: Đây là hiện tƣợng phát sinh do quy hoạch tự phát của TP.HN cũng là nguyên nhân gây ách tắc giao thông. Nhiều tuyến đường vỉa hè quá nhỏ, xe gắn máy không được phép đỗ, điểm dừng đỗ của xe ô tô thì lại càng cấp bách hơn khi mỗi năm số lƣợng xe ô tô ngày một gia tăng.

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang 25

1.1.2.3. Điều kiện sống của người dân

Mật độ dân số cao với nhu cầu về nhà ở lớn mà cung không đáp ứng đủ đã đẩy giá đất lên khiến cho người dân phải sống trong những diện tích hết sức chật hẹp.

Nhiều nhà ở trong TP còn rất tồi tàn. Mật độ diện tích bình quân trên đầu người mới chỉ đạt 9-10 m2/người, rất thấp chỉ bằng 1/3 đến 1/5 so với thế giới. Sự cơi nới, xây dựng tự phát thiếu quy hoạch chi tiết khiến rất nhiều nơi xây dựng không đồng bộ, mỹ quan không đảm bảo.

Những lô đất đƣợc chia cắt, xén nhỏ, chia lô mang nặng tính chất “tiểu nông công thương”. Những tuyến phố chật hẹp, ngổn ngang và xấu xí không tương xứng là thủ đô của một nước với ngàn năm lịch sử.

Không gian sống đã thiếu, không gian công cộng và cây xanh cũng không đủ. Bên cạnh đó, điều kiện vệ sinh môi trường của HN hiện tại bị đánh giá rất tồi tệ so với các TP khác trên thế giới.

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang 26 1.1.2.4. Các vùng ngoại vi

Các vùng ngoại vi kế cận với Hà Nội có ảnh hưởng trực tiếp tới thành phố và là vùng mà dự án mở rộng cần quan tâm.

Người dân vùng ngoại vi của TP có lao động chính là nông nghiệp với mức thu nhập thấp. Trong khoảng thời gian ngoài mùa vụ tạo ra làn sóng nhập cƣ lao động kém chất lƣợng. Cùng với sức hút mạnh mẽ của quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là của công nghiệp hóa và đô thị hóa nên đã tạo ra các dòng di cƣ đến TP.HN tìm việc làm. Dân cƣ nông thôn lân cận dồn lên TP làm công việc giúp việc, hay những công việc giản đơn tạo áp lực lên HN. Dân cƣ chính thức của HN cũ có hộ khẩu chỉ hơn 3 triệu, nhƣng lại vào có tới gần 2 triệu dân nhập cƣ chính thức và không chính thức.

Sức ép lớn trong quá trình quy hoạch phát triển kinh tế của Thủ đô là phải tạo việc làm cho người lao động để người lao động có thu nhập nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, hạn chế những hiện tƣợng tiêu cực xã hội.

Cơ sở hạ tầng của các vùng ngoại vi còn rất sơ sài. Nhiều khu vực vẫn còn hoang sơ. Chỉ có thị xã Hà Đông của tỉnh Hà Tây là phát triển hơn cả, tuy nhiên các dự án địa ốc lớn có quy hoạch trường học, siêu thị hoặc bệnh viện nhƣng những dịch vụ xã hội này vẫn chỉ tồn tại trên giấy. Đa số các nhà đầu tƣ

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang 27

chỉ chú trọng xây dựng căn hộ, biệt thự hoặc bán đất để kiếm lời cao và nhanh.

Thường thì các dự án trường học, bệnh viện hay siêu thị do các nhà đầu tư chuyên nghiệp trong những lĩnh vực này xây dựng bằng cách thuê lại đất của chủ đầu tƣ khu đô thị. Chính giá đất ở Hà Tây quá cao đã khó thu hút đƣợc nhà đầu tƣ dịch vụ xã hội (4).

(4) Theo ông Richard Leech - Giám đốc Công ty tư vấn bất động sản CB Richard Ellis.

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang 28 1.1.2.5. Bất lợi tƣ̣ nhiên

Những bất lợi mà HN gặp phải chính từ vị trí Đồng bằng trung du Bắc bộ mƣa nhiều.

Lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 1600- 1800mm, mỗi năm có khoảng 140 ngày mƣa. Vào mùa mƣa, từ tháng 5 đến tháng 10, có đặc điểm là nóng và mưa nhiều, với gió thịnh hành hướng Đông Nam. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là tháng 7, xấp xỉ 290C. Mƣa nhiều chiếm tới 85% lƣợng mƣa toàn năm.

Mƣa lớn nhất vào tháng 8, với 16- 18 ngày mƣa.

Lũ lụt là một trong những hiện tƣợng gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, cơ sở hạ tầng của dân cƣ trên địa bàn thành phố.

Trong thời gian thực hiện đồ án, HN diễn ra trận mƣa lớn đáng chú ý vào cuối tháng 10 năm 2008. Mƣa gây ra trận lụt lịch sử tại HN, thành phố chịu thiệt hại tối thiểu là 3.000 tỉ VND và có ít nhất 75 người thiệt mạng.(5)

(5) Theo Vnexpress ngày 4 tháng 11 năm 2008.

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang 29 1.1.2.6. Tồn tại trong quy hoạch.

Hà nội tồn tại nhiều khu quy hoạch khác nhau:

- Khu phố cổ từ thời phong kiến: nằm trong phạm vi trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm. Có giá trị về lịch sử, văn hóa và du lịch.

- Khu phố của người Pháp: dọc ngang Tràng Tiền, Hai Bà Trƣng, Lý Thường Kiêt, Trần Hưng Đạo được quy hoạch theo kiểu ô cờ. Mặc dù cũng đã cũ những vẫn là khu có quy hoạch tổng thể tốt nhất tại TP.HN.

- Khu vực phát triển tự do: Toàn bộ vành đai còn lại thể hiện sự phát của đô thị thiếu trật tự. Có thể liệt kê ra như: Lương Yên, Minh Khai, Quỳnh Lôi, Tương Mai, Làng Tám, Thịnh Liệt, Định Công, Kim Liên, Chợ Dừa, Thành Cống, Láng, Bưởi, Vạn Phú, Cống Vị, Đại Yên, Ngọc Hà, Hữu Hiệp, Thụy Khuê, Trích Sai…và cả dải bờ sông Hồng xuống đến Phà De. Đặc điểm của những khu vực này là: đường phố nhỏ, đường phố không vỉa hè, đường phố có hè hẹp, vỉa hè không có cây xanh…

Đan xen trong Hà Nội cũ cũng có những con đường và những khu đô thị mới đƣợc xây dựng mới và quy hoạch lại nhƣng tổng thể vẫn thể hiện sự vá víu không hòa hợp. Xét về kiến trúc xây dựng thì hầu nhƣ tự phát. Bởi không cần xin phép về kiến trúc trong quá trình xây dựng.

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang 30

Một tồn tại lớn trong hoạch định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của TP là vấn đề “quy hoạch treo”. Đây là những quy hoạch, những kế hoạch sử dụng đất đƣợc xây dựng, đƣợc xét duyệt, đã công bố công khai đúng thẩm quyền nhƣng không đƣợc thực hiện hay thực hiện nửa vời gây ra những thiệt hại không nhỏ cho nhiều bên liên quan (Nhà nước, người đang sử dụng đất, người sẽ được sử dụng đất…).

Trong khi phát triển ồ ạt các chương trình, dự án sử dụng đất xây dựng, TP vẫn thiếu cả về số lƣợng và chất lƣợng quy hoạch. Việc quy hoạch sử dụng đất cấp TP, quận, phường chỉ đạt được vai trò định hướng; đặc biệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết (1/1000, 1/500) và quy hoạch đô thị chi tiết (1/1000, 1/500) thiếu nhiều. Những quy hoạch này bị đánh giá là chất lƣợng yếu, không đƣợc xây dụng trên nền bản đồ địa chính cùng tỉ lệ nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hỗ trợ cho hoạt động của thị trường bất động sản (TT.BĐS).

Chất lƣợng quy hoạch chƣa cao dẫn tới khả năng thực thi, quản lý theo quy hoạch trở nên khó khăn trong khi cơ sở hạ tầng đã quá sức chịu đựng.

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang 31

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH HÀ NỘI MỞ RỘNG TỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN (Trang 20 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)