Tiến độ triển khai của đề án.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH HÀ NỘI MỞ RỘNG TỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN (Trang 37)

Chủ trƣơng mở rộng địa giới Hà Nội bắt đầu đƣợc bàn bạc tại cuộc họp Hội đồng nhân dân TP Hà Nội sáng ngày 27/3/2008. Tờ trình vẻn vẹn có 5 trang A4 của UBND thành phố tuy còn quá sơ sài và thiếu thông tin, đặc biệt là không có quy hoạch vẫn đƣợc 100% đại biểu dự họp thông qua.

Trong tờ trình chƣa chỉ ra đƣợc những tác động cụ thể đến dân số, việc làm, môi trƣờng và nhiều yếu tố khác nhƣ: Cơ cấu ngành nghề, lao động, an sinh xã hội; tỷ lệ dân số chia theo giới tính, trình độ học vấn, tỷ lệ thất nghiệp...

Thuyết trình về việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô chƣa có tính thuyết phục, cơ sở để lập luận là chƣa rõ nét. Cần quan tâm đến việc sau khi mở rộng sẽ có tác động nhƣ thế nào đến Hà Nội cũng nhƣ các địa phƣơng xung

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang38

quanh, sẽ tốt hơn hay sẽ nhiều khó khăn hơn? Phải lƣờng hết mọi mặt về khả năng quản lý và phát triển.

Theo ý kiến chia sẻ lại từ forum của nhƣng ngƣời trong cuộc: trong cuộc họp, các ý kiến muốn phản đối đều bị gạt ra sớm rồi quán triệt để bỏ phiếu. Quy trình bỏ phiếu không bỏ phiếu kín mà bỏ phiếu bằng bấm nút, nên không ai dám phản đối, kể cả những ngƣời rất băn khoăn về dự án (9)

.

Từ tin nhất trí cao 100% của hội đồng nhân dân TP.HN khiến hội đồng nhân dân các tỉnh sẽ sát nhập họp tiếp theo không nghi ngại nhiều.

Thông tin của đề án đến với nhân dân quá ít, ĐBQH chỉ mới có tài liệu trong những ngày đầu về họp và đƣợc cho là nhân dân Hà Nội, Hà Tây, Mê Linh, 4 xã của Hòa Bình đồng tình, nhất trí 100%, nhƣng chẳng mấy ai hiểu gì về dự án.

Một đề án lớn có tầm ảnh hƣởng sâu rộng nhƣng từ khi đƣợc tung ra đến khi đƣợc phê duyệt nhanh chóng đến bất ngờ. Sự chuẩn bị chƣa kĩ lƣỡng sẽ gây khó khăn trong công tác thực hiện và triển khai.

1.1.4.6.Vấn đề lịch sử và văn hóa

Thăng Long- Hà Nội với nghìn năm lịch sử phong phú; hào hùng, với văn hóa đặc trƣng đƣợc tích luỹ nhiều đời, không phải Thủ đô nào trên thế giới cũng có đƣợc. Việc mở rộng có thể làm nhòa đi bản sắc.

Các nhà sử học cho rằng sự sát nhập làm biến mất 1 vùng, biến mất những địa danh và có thể thay đổi những nén văn hóa truyền thống. Những ngƣời cấp tiến không coi trọng yếu tố này lắm tuy nhiên dƣ luận vẫn lo ngại về sự va chạm văn hóa.

Dân tộc nào, cộng đồng nào bảo vệ được văn hoá thì dân tộc đó, cộng

đồng đó tồn tại, dù mất tất cả cũng không bị diệt vong! Một quốc gia, một thành

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang39

phố phát triển không nhất thiết phải có nhiều đất đai”(10). Trên thế giới và ngay

trong khu vực đông nam Á có những nƣớc diện tich nhỏ hơn, dân số ít hơn nhƣng phát triển hơn Việt Nam. Với nƣớc ta cũng vậy, nhiều nơi diện tích không thiếu nhƣng vẫn hạn chế phát triển. Nhƣ vậy, phát triển hay không là phụ thuộc vào nhiều yếu tố và vị thế ở cấp độ nào, phụ thuộc vào sự phát triển toàn diện, chứ không phải căn cứ vào đất rộng ngƣời đông để xếp hạng.

“Có những tỉnh diện tích lớn như Thanh Hoá, Nghệ An, nhưng cũng có những tỉnh nhỏ như Phúc Yên, Vĩnh Yên. Trong phân định địa giới hành chính, trước hết người ta phải tìm hiểu, khảo sát về lịch sử văn hóa, xã hội, tiếp theo mới là các điều kiện khác. Không thể bỏ qua hoặc coi nhẹ yếu tố văn hóa. Ví dụ: Hai làng cách nhau chỉ một lối đi, nhưng tiếng nói phát âm khác nhau, tập quán khác nhau, các di tích thờ cúng riêng, làm sao mà đánh đồng nhập một? Sơn Tây là vùng đất có chiều dày lịch sử văn hóa qua bao đời, sau đó sáp nhập với Hà Đông cũng có thể coi là hợp lý vì hai tỉnh này có lịch sử văn hoá gần như “chung dòng” và bản gốc dân tương đối thuần tuý, thành tỉnh Hà Tây đã ổn định nhiều năm và phát triển tốt. Còn tỉnh Hà Tây với Hà Nội bây giờ không có sự thuần túy về bản gốc dân, nghĩa là khó có “sự đồng thuận” về văn hoá. Chưa nói đến niềm tự hào riêng của Hà Tây là ĐẤT HAI VUA (chỉ sau Thanh Hóa) và các di tích lịch sử nổi tiếng không nơi nào có ! Được mang danh là người Hà Nội chưa hẳn họ đã sung sướng, vinh dự bằng cái danh gốc gác NGƯỜI HÀ

TÂY”(11)

Thực tế niềm tự hào về lịch sử bị mất đi ấy rất hiếm gặp, tuy nhiên khi đã sát nhập, chúng ta cần phải có biện pháp để bảo vệ và phát triển làng nghề, các giá trị văn hóa đã có nhằm xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trƣớc tốc độ đô thị hóa cao.

(10 ) Bài viết của nhà văn hóa Lê Khả Sỹ

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang40

*** Tóm lại những khó khăn của việc thực hiện mở rộng thể hiện trong những thông tin không đồng thuận, quan ngại trái chiều. Có ảnh hƣởng nhất trong dƣ luận là ý kiến của cụ Sáu Dân- cố thủ tƣớng Võ Văn Kiệt:

Mô hình đô thị cực lớn với động lực công nghiệp là một mô hình đô thị

đã cũ, nhiều sai lầm mà phương Tây đang phải từ bỏ. Chính những thành phố có hàm lượng văn hóa cao, có đời sống đô thị giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành, có nhịp sống hợp lý, làm giàu bằng kinh tế tri thức mới là mô hình mà các nước đi trước đang tìm kiếm.

Thủ đô của cả nước, của cả dân tộc và cả của lịch sử. Không nên và không được phép đưa Thủ đô làm nơi thí nghiệm cho bất cứ mục đích gì.”

SV: Đinh Chế Linh <10399.48> 48QD

Trang41

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH HÀ NỘI MỞ RỘNG TỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)