Hoạt động giám sát, xử phạt trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 112 - 117)

- Đại lý chuyển nhượng Các công ty xử lý thông tin CK

3.3.6.2.Hoạt động giám sát, xử phạt trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, về cơ bản hệ thống khung pháp lý

cho hoạt động giám sát thị trường chứng khoán đang từng bước được xây dựng và hoàn chỉnh một cách có hệ thống. Trên cơ sở phân định chức năng, nhiệm vụ về giám sát TTCK (như đã trình bày ở mục 3.2.5.1) và trên cơ sở khung pháp lý về

giám sát TTCK, việc tổ chức giámsát trong lĩnh vựcCK&TTCK củacơ quan quản

lý nhà nước chia thành các hoạt động giám sát tuân thủ, giám sát hoạt động giao dịch, giám sát rủi ro. Cụ thể như sau:

* Giám sát tuân thủ: Hoạt động giám sát tuân thủ được thực hiện trên cơ sở

Thông tư 193/2013/TT-BTC theo đó UBCKNN thực hiện việc kiểm tra, giám sát sự

tuân thủ các quy định pháp luật của các đối tượng quản lý bao gồm: Giám sát phát hành, công bố thông tin và quản trị công ty của công ty niêm yết và công ty đại

chúng; Giám sát tuân thủ của các định chế trung gian thị trường và Giám sát tuân thủ của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Ủy ban Chứng khoán nhà nước thực hiện giám sát các công ty niêm yết và công ty đại chúng việc chấp hành quy định pháp luật như quy định chào bán ra công

chúng, đăng ký, lưu ký chứng khoán, đăng ký công ty đại chúng, công bố thông tin,

quản trị công ty, quản trị rủi ro. Tuy nhiên, thực tế số lượng công ty đại chúng khá

lớn, và không phải toàn bộ các công ty đại chúng đều tự giác đăng ký đối với

UBCKNN, một phần do ý thức tuân thủ pháp luật chưa tốt, một phần do chưa hiểu

biết rõ các quy định pháp luật, nên trong nhiều trường hợp hiệu quả giám sát chưa cao, để lọt lưới nhiều các vi phạm nhất là hoạt động phát hành riêng lẻ, không thực

hiện báo cáo với UBCKNN. Việc quản trị công ty được cụ thể hóa tại Thông tư

121/2012/TT-BTC về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng, từng

bước tiếp cận các thông lệ quốc tế, từ chỗ chỉ áp dụng cho công ty niêm yết chuyển

sang áp dụng với cả các công ty đại chúng, đặc biệt là chú trọng tới cac công ty đại

chúng quy mô lớn. Hiện việc quản lý, giám sát công bố thông tin của các tổ chức phát hành được quy định tại Nghị định số 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông

quy phạm pháp luật khác. Nhờ đó, hoạt động công bố thông tin của các tổ chức phát

hành đã từng bước được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn có nhiều hạn chế.

Giám sát tuân thủ của các tổ chức trung gian thị trường được UBCKNN thực

hiện thông qua hai phương thức giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ. Do vậy, giám sát tuân thủ của các SGDCK và TTLK được thực hiện trên cơ sở giám sát các hoạt động nghiệp vụ của SGDCK và TTLKCK trong việc ban hành các quy chế, quy

trình nghiệp vụ và việc thực hiện chế độ báo cáo định kì, bất thường hay theo yêu

cầu.Việc kiểm tra tại chỗ đối vớicác SGDCK và TTLKCK được thực hiện theo kế

hoạch hàng năm hoặc định kỳ khi có vụ việc phát sinh.

* Giám sát giao dịch: Hoạt động giám sát giao dịch được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 13/2013/TT-BTC, theo đó, hoạt động giám sát giao dịch

trên TTCK được phân theo 02 tuyến: tuyến giám sát của UBCKNN và tuyến giám

sát của SGDCK. Quy trình giám sát cụ thể:

SGDCK - Tuyến giám sát thứ nhất có trách nhiệm: 1- Giám sát hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giao dịch, cung cấp các dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán trong phạm vi

thị trường giao dịch chứng khoán do SGDCK tổ chức theo quy định của pháp luật;

2- Theo dõi, phát hiện các chứng khoán giao dịch có dấu hiệu giao dịch bất thường

theo tiêu chí giám sát của các Sở, định kỳ báo cáo UBCKNN; 3-Giám sát diễn biến

các giao dịch trong ngày, nhiều ngày, định kỳ; Phân tích, đánh giá và chịu trách

nhiệm xác định rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các giao dịch bất thường

nhằm kịp thời phát hiện các giao dịch có dấu hiệu thao túng thị trường, giao dịch

nội bộ và các hành vi vi phạm quy định về giaodịch chứng khoán; 4-Xử lý hành vi vi phạm theo thẩm quyền, báo cáo UBCKNN xử lý theo quy định pháp luật; 5-

Giám sát việc công bố thông tin và chế độ báo cáo theo quy định hiện hành liên

quan đến giao dịch chứng khoán của CTCK, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao

dịch, công ty quản lý quỹ đầu tưCK, quỹ đầu tưCK đại chúng, công ty đầu tưCK,

NĐT; 6- Rà soát các thông tin báo chí, tin đồn liên quan đến các giao dịch bất

thường; 7- Lập và gửi UBCKNN báo cáo định kỳ, báo cáo bất thường và báo cáo

theo yêu cầu về giám sát GDCK của các đối tượng giám sát; 8- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát.

UBCKNN - Tuyến giám sát thứ hai có trách nhiệm: 1- Trên cơ sở báo cáo

giám sát giao dịch của SGDCK và các nguồn thông tin khác, phân tích sâu để phát

hiện các giao dịch thao túng thị trường, các giao dịch sử dụng thông tin nội bộ và

các hành vi vi phạm quy định pháp luật về chứng khoán và TTCK liên quan đến

hoạt động giao dịch chứng khoán để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời; 2-

Giám sát hoạt động của SGDCK trong việc giám sát các giao dịch chứng khoán

diễn ra trên TTCK có tổ chức thuộc phạm vi quản lý của SGDCK; 3- Giám sát hoạt

động của TTLKCK trong thực hiện sửa và hủy lỗi sau giao dịch, chuyển quyền sở

hữu của chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch không qua hệ thống giao dịch của

SGDCK theo quy định tại Điều 17 Thông tư này;4- Giám sát hoạt động của CTCK

trong việc giao dịch và cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịchCK theo quy định

của pháp luật;5-Giám sát giao dịchCK của nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài để kịp thời phát hiện các diễn biến bất thường có thể gây hiệu ứng tâm lý cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Trường hợp xác định được dấu hiệu vi phạm quy định là rõ ràng, UBCKNN

lập đoàn kiểm tra để tiến hành điều tra các giao dịch có liên quan, lập biên bản xử

phạt vi phạm hành chính khi dấu hiệu và đối tượng vi phạm đã được xác định. Trường hợp không xác định được hoặc chưa xác định rõ dấu hiệu vi phạm,

UBCKNN tiến hành đóng hồ sơ hoặc tiếp tục theo dõi diễn biến giao dịch của mã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chứng khoán đó. Đối với các giao dịch tập trung trên SGDCK, SGDCK chịu trách

nhiệm ban hành các tiêu chí cảnh báo để sàng lọc và xác định các dấu hiệu vi phạm

trong giao dịch chứng khoán dựa trên các tiêu chí về giá, khối lượng và phương

thức đặt lệnh.

Ngoài ra, UBCKNN cũng thực hiện giám sát khi có tin đồn, thông tin từ

website, tố cáo khiếu nại, sau khi phân tích, đánh giá, xác minh thì trong trường hợp

cần thiết thì sẽ lập các đoàn kiểm tra tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm để kịp

thời xử lý theo thầm quyền. Tuy nhiên, đối với các hành vi giao dịch thao túng, nội

gián thì UBCKNN còn gặp khá nhiều khó khăn để thực hiện theo dõi giám sát khi

lực lượng thanh tra, giám sát không có thẩm quyền tiếp cận dữ liệu tài khoản ngân

phạm của các đối tượng nghi vấn.. Do đó, việc xử lý những hành vi giao dịch nghi

vấn giao dịch nội gián hoặc thao túng thị trường vô cùng khó khăn. Trong nhiều trường hợp, mặc dù, đã phát hiện giao dịch nội gián và thao túng thị trường,

UBCKNN vẫn khó có thể kết tội những đối tượng nghi vấn đã tham gia giao dịch

thao túng hoặc nhận những thông tin có giá trị để thực hiện các hành vi giao dịch

nội gián do không chứng minh được mối quan hệ của những đối tượng đó với người

vi phạm đã bị phát hiện.

* Giám sát rủi ro: Nội dung giám sát rủi ro là giám sát sức khỏe tài chính của các tổ chức trung gian thị trường mà cụ thể ở đây là giám sát chỉ tiêu an toàn tài chính của các tổ chức KDCK dựa trên cơ sở Thông tư số 226/2010/TT-BTC

quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức KDCK

không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính và Thông tư 165/2012/TT-BTC Sửa đổi,

bổ sung một số điều của Thông tư số 226/2010/TT-BTC. Có thể nói đây là một

nội dung mới tiếp cận thông lệ quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán để thực hiện

giám sát rủi ro của các tổ chức KDCK kể từ khi tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Trên cơ sở nội dung quy định tại các Thông tư, UBCKNN thực hiện giám sát,

cảnh báo rủi ro đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoản để phân hạng, xếp loại

tổ chức kinh doanh chứng khoán, đồng thời là cơ sở để thực hiện tái cấu trúc thị trường, tái cầu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán. UBCKNN cũng đã ban hành các quy chế quản lý, giám sát theo bộ tiêu chí CAMEL. Các quy chế này là

văn bản hướng dẫn xếp loại định kỳ các tổ chức kinh doanh chứng khoán, bao gồm

các hệ thống chỉ tiêu đánh giá trên cơ sở: Mức độ đủ vốn (C), Chất lượng tài sản

(A), Chất lượng quản trị (M), Khả năng lợi nhuận (E), Chất lượng thanh khoản (L),

từ đó có được các tiêu chí kỹ thuật để cảnh bảo trước rủi ro trong hoạt động của

CTCK và công ty quản lý quỹ. Bên cạnh đó, UCBKNN cũng ban hành các hướng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dẫn các tổ chức này cách thức thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro,

UBCKNN cũng đã có các Quyết định số 105/QĐ-UBCK ngày 26/2/2013 và Quyết

định số 428/QĐ-UBCK ngày 11/7/2013 về việc thiết lập và vận hành hệ thống quản

* Thanh tra, xử lý vi phạm: Từ năm 2006 đến tháng 6/2009, căn cứ vào kết

quả thanh tra, kiểm tra trực tiếp và kết quả giám sát, UBCKNN đã xử phạt hơn 200

trường hợp vi phạm pháp luật về CK & TTCK với tổng số tiền phạt nộp vào ngân

sách nhà nước là gần 7 tỷ đồng. Điểm nổi bật của công tác thanh tra, cưỡng chế

thực thi trong thời gian qua là đã ngăn chặn được về cơ bản các hành vi vi phạm

trên thị trường, đặc biệt là các vi phạm trong hoạt động chào bán CK ra công chúng. Qua tổng hợp, thống kê cáctrường hợp vi phạm cho thấy các vi phạm về CK

& TTCK chủ yếu tập trung vào hoạt động chào bán CK ra công chúng. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra, giám sát TTCK còn bất cập, chế tài xử phạt nhẹ, hiện tượng vi

phạm không giảm gây mất lòng tin vào thị trường. Nghị định 36/2007/NĐ- CP về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK&TTCK được xây dựng theo khung

trần xử phạt vi phạm hành chính tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, tối đa đối

với lĩnh vực CK là 70 triệu đồng. Theo số liệu thống kê của UBCKNN, nếu như

năm 2007 số vụ việc vi phạm trong lĩnh vực CK&TTCK chỉ dừng ở con số 82 vụ,

năm 2008 là 135 vụ thì trong năm 2009 số vụ vi phạm đã tăng lên 170 vụ. Có thế

thấy, cùng với sự phát triển của thị trường, những hành vi vi phạm vẫn không

ngừng tăng lên [47]. Bảng3.5: Thống kê số liệu về các trường hợp vi phạm đã bị xử phạt năm 2009-2010 Hành vi vi phạm Số trường hợp vi phạm bị xử lý năm 2009 Số trường hợp vi phạm bị xử lý năm 2010*

Vi phạm các quy định về công ty đại chúng, chào bán CK ra công chúng; về chế độ báo cáo và công bố

thông tin của công ty đại chúng, CTNY 130 94 Vi phạm các quy định về GDCK như giả tạo, thao

túng thị trường, thực hiện GDCK mà không báo cáo

của các cổ đông nội bộ CTNY 29 57

Vi phạm các quy định về hoạt động KDCK của các

CTCK; về chế độ báo cáovà công bố thông tin CTCK 11 24

Tổng số 170 175

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 112 - 117)