- Đại lý chuyển nhượng Các công ty xử lý thông tin CK
3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀNƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA
3.4.1. Thành tựu
Cho đến nay nay, TTCK Việt Nam đã có 15 năm tồn tại và phát triển và có những đóng góp rất đáng kể cho sự phát triển kinh tế, xã hội, khẳng định vai trò và vị thế với tư cách là kênh dẫn vốn trung và dài hạn ngày càng quan trọng cho đầu tư
phát triển và huy động vốn cho ngân sách nhà nước, góp phần tích cực vào tái cơ
cấu và đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, qua đó, thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế.
Trong đó, công tác QLNN đối với TTCK thời gian qua đã đạt được một số thành tựu nhât định sau:
Thứ nhất, xác lập được thể chế thị trường chứng khoán với hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế,
từng bước tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Nhiều văn bản pháp lý
đã tiếp tục được sửa đổi, bổ sung để ban hành; trong đó đặc biệt là văn bản pháp lý
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK&TTCK đã được củng cố và tăng
sức răn đe. Đây là cơ sở quan trọng để cơ quản quản lý thực hiện chức năng quản lý
và giám sát TTCK và các chủ thể tham gia TTCK Việt Nam cũng như đảm bảo lợi
ích hợp pháp của nhà đầu tư, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh giữa các doanh
nghiệp, đảm bảo tính công khai, minh bạch của thị trường.
Ủy ban chứng khoán nhà nước được thành lập tiền thân là Ban nghiên cứu xây
dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng nhà nước (tháng 11/1993) và chính thức được thành lập vào tháng 11/1996. Trong một thời gian khá dài, TTCK hoạt động trên cơ sở Nghị định của Chính phủ. Giai đoạn 2000-2005 (trước khi
Luật Chứng khoán ra đời) có 81 văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK (trong
đó gồm có 04 Nghị định, 08 Thông tư và 69 Quyết định) đã được ban hành. Giai
đoạn 2006 cho đến này đánh dấu mốc quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện
hệ thống văn bản pháp lý về CK&TTCK khi Luật Chứng khoán năm 2006 được
Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động có nhiều yếu tố mới
phát sinh, pháp luật hiện hành không thể bao quát hết và bộc lộ những vướng mắc,
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán trong đó bổ sung một số
nội dung quan trọng như điều kiện chào bán riêng lẻ của công ty đại chúng, quy
định đối với chào bán ra công chúng nhằm quy định buộc các công ty đại phải cam
kết đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn một
năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Trên
cơ sở Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 thì một hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật cũng đã được sửa đổi và hoàn thiện như hệ thống Nghị định bao gồm: Nghị
định số 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Nghị định số
108/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị
trường chứng khoán...
Thứ hai, tổ chức bộ máy quản lý và vận hành thị trường an toàn, ổn định,
tăng trưởng cả về quy mô, thanh khoản và chất lượng; công tác giám sát ngày càng
được cải thiện, giúp nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả hoạt động của TTCK.
Trước hết, Bộ Tài chính, UBCKNN đã luôn kịp thời chủ động trong việc tham mưu
chính sách phát triển TTCK nhất là khi thị trường trong nước chịu tác động đáng kể
của khủng hoảng tài chính 2008, do vậyTTCK không bị sự cố dẫn đến bị tạm dừng
giao dịch hay ngừng hoạt động. Cơ quan QLNN cũng đã linh hoạt thực hiện giải
pháp hỗ trợ như tháo gỡ cho doanh nghiệp, nhà đầu tư thông qua cơ chế miễn giảm
thuế phí, điều chỉnh biên độ phù hợp trong từng thời kỳ. Thông qua các tổ chức
trung gian vận hành thị trường, các SGDCK, TTLKCK đã thực hiện chức năng tổ
chức giao dịch, lưu ký, thanh toán chuyển giao chứng khoán an toàn, từng bước
hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ. Thông qua giám sát, xử lý vi phạm đối với
các tổ chức KDCK, UBCKNN đã thực hiện những biện pháp xử lý kịp thời, giảm được 20% số lượng các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Cho đến cuối năm 2013,
có 24 CTCK và 06 công ty quản lý quỹ đã được xử lý tái cấu trúc, rút khỏi thị trường dưới các hình thức như giải thể, đình chỉ hoạt động, đặt dưới tình trạng kiểm
soát hoặc kiểm soát đặc biệt, rút bớt nghiệp vụ môi giới. Các công ty quản lý quỹ
quản lý quỹ trực thuộc các tập đoàn tài chính lớn, có tình hình tài chính lành mạnh,
chất lượng quản trị công ty tốt[51, 2013].
Thứ ba, công tác quản lý, nâng cao chất lượng của tổ chức phát hành được từng bước nâng cao. Trong giai đoạn ban đầu phát triển của TTCK Việt Nam, số lượng công ty niêm yết gia tăng nhanh chóng ban đầu chỉ mới có 2 công ty niêm yết
trên SGDCK thành phố Hồ Chí Minh, cho tới cuối 2011 đã có khoảng 700 công ty
niêm yết trên cả 02 SGDCK, gần 140 công ty đăng ký giao dịch trên thị trường
Upcom. Có được những thành tựu trên là do công tác QLNN đối với các tổ chức
PHCK ngày một nghiêm ngặt, như:Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi một số điều của Luật Chứng
khoán cũng nâng điều kiện để niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (HOSE), doanh nghiệp niêm yết phải có vốn điều lệ trên 120 tỷ đồng (quy định đối với Sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội - HNX là 30 tỷ đồng), có ít nhất hai năm hoạt động
(với HNX là một năm) dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký
niêm yết. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg (có hiệu lực từ ngày 1-11-2014) yêu cầu về thời hạn hoàn tất thủ tục đăng ký công ty đại chúng, đăng ký cổ phiếu để lưu ký tập trung tại trung tâm lưu ký chứng khoán
và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM và SGDCKtheo quy định của
pháp luật về CK&TTCK đối với DNNN cổ phần hóa. Đây được coi là một nội dung
vừa để tháo gỡ nút thắt trong quá trình cổ phần hóa DNNN cũng như quản lý chặt
chẽ, nâng cao hơn nữa chất lượng hàng hoa đượcniêm yết trên TTCK.
Thứ tư, công tác tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán đạt những thành quả nhất định. Trong thời gian gần đây kể từ 2012, hoạt động tái cấu trúc
được đẩy mạnh, với việc sắp xếp lại các tổ chức KDCK trên nguyên tắc không làm
xáo trộn thị trường và hình thức phù hợp, đồng thời sử dụng các nghiệp vụ thị
trường để tái cơ cấu thông qua cơ chế góp vốn minh bạch và tiêu chí bảo đảm năng
lực, an toàn tài chính. Nhiều tổ chức kinh doanh chứng khoán đã nỗ lực vượt qua khó khăn, tự tái cấu trúc trên các mặt cơ cấu tổ chức, nhân sự, hoạt động, năng lực
tài chính, mô hình kinh doanh, quản trị rủi ro, quản trị công ty; nâng cao trìnhđộ và
giúp từng bước hình thành các loại hình quỹ mới và tạo sức cầu trên thị trường. Kết
quả thực hiện đã cho phép giảm số lượng CTCK và công ty QLQ thông qua quá trình tổ chức, sắp xếp lại thông qua hợp nhất, sáp nhập, rút bớt nghiệp vụ kinh
doanh. Cho tới tháng 5/2014, UBCKNN đã xử lý được 21 CTCK nên số lượng
CTCK còn hoạt động bình thường là 83 CTCK, giảm được 20% số lượng CTCK,
trong khi đó số công ty QLQ còn hoạt động rút xuống 41/47 công ty Quản lý quỹ.
Thứ năm, công tác hội nhập đã đạt được những bước tiến lớn khi Việt Nam
chính thức trở thành thành viên ký kết đầy đủ của MMOU IOSCO, ký kết phụ lục
A, Biên bản ghi nhớ đa phương của IOSCO- Tổ chức quốc tế Các Ủy ban Chứng
khoán (tháng 9/2013). Đây là một thành công lớn của ngành chứng khoán Việt Nam
trong quá trình hội nhập với thị trường vốn quốc tế sau khi Việt Nam đã sửa đổi và cam kết điều chỉnh một số quy định pháp lý, cũng như phương thức, cơ chế phối
hợp hoạt động giữa Bộ Tài chính, UBCK với các bộ, ngành liên quan theo thông lệ
quốc tế, đáp ứng yêu cầu của IOSCO. Đối với thực hiện cam kết trong lĩnh vực thị trường tài chính và thị trường chứng khoán trong khuôn khổ cam kết gia nhập
WTO, Bộ Tài chính, UBCKNN cũng gấp rút rà soát và hoàn thiện các nội dung quy
định pháp luật để phù hợp với các cam kết quốc tế. Trước mắt, là các quy định về
hướng dẫn tổ chức hoạt động của CTCK 100% vốn nước ngoài và phối hợp các Bộ
ngành (Bộ Kế hoạch đầu tư, NHNN, VPCP, Bộ Tư pháp,...) trong việc sửa đổi QĐ
55/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tỉ lệ tham gia của NĐTNN trên thị
trường chứng khoán.