Khung pháp lý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 90 - 92)

- Đại lý chuyển nhượng Các công ty xử lý thông tin CK

3.2.1.2. Khung pháp lý

Trải qua 15 năm phát triển, hệ thống văn bản pháp lý điều hành, quản lý hoạt

động của TTCK cũng từng bước được điều chỉnh, hoàn thiện nhằm đáp ứng được

yêu cầu phát triển của thị trường và tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan QLNN.

Chính phủ

BộTài chính

- Giai đoạn 2000-2005 (trước khi ban hành Luật Chứng khoán): Tính đến

30/12/2005 đã có 81 văn bản pháp luật về CK&TTCK (trong đó có 04 Nghị định,

08 thông tư, 69 Quyết định). Để triển khai đưa TTCK vào hoạt động, Chính phủ đã

ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11-7-1998 của Chính phủ về

CK&TTCKở Việt Nam. Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Chính phủ đã ban hành

Nghị định 144/2003NĐ-CP ngày 28-11-2003 (thay thế Nghị định 148/1998/NĐ-CP).

Việc ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về chứng khoán (Nghị định, Quyết

định và các Thông tư hướng dẫn) đã góp phần: Hình thành và phát triển TTCK phù

hợp với lộ trình, bước đi của thị trường trong thời điểm sơ khai. Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của thị trường trong thời kỳ đầu để phát triển ổn định, công khai,

minh bạch và phù hợp với đặc thù của Việt Nam… Tuy nhiên, bên cạnh những

thành tựu đạt được của hệ thống pháp luật về CK&TTCK, trong giai đoạn đầu hệ

thống pháp luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện một bước căn bản. Trong đó, trở ngại lớn nhất là thiếu văn bản có hiệu lực

pháp lý cao đó là Luật Chứng khoán; nhiều văn bản pháp lý chuyên ngành như Luật

(Ngân hàng, doanh nghiệp, đầu tư…) còn có sự xung đột với các quy định về

CK&TTCK, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.

- Giai đoạn 2006 - nay: Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29-

6-2006 và có hiệu lực thi hành kể ngày ngày 01-01-2007. Để triển khai thi hành

Luật Chứng khoán, các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về CK&TTCK đã

ban hành các Nghị định: Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19-01-2007 quy định chi

tiết một số điều của Luật Chứng khoán và Nghị định 36/2007 ngày 08-3-2007 về xử

phạt vi phạm hành chính, tiếp đó ban hành Nghị định 85/2010/NĐ-CP và gần đây

nhất là Nghị định 108/2013/NĐ-CP về Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực

chứng khoán; Nghị định 01/2010 về chào bán cổ phiếu riêng lẻ; các quyết định của

Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển thị trường; về tổ chức bộ máy của

UBCKNN; về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào TTCKVN; về chuyển

đổi sở hữu cuả SGDCK… Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành các văn bản

hướng dẫn: về phát hành, đăng ký chào bán chứng khoán; về quản trị công ty và

hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, công ty chứng

khoán; về hoạt động đăng ký, lưu ý, bù trừ và thanh toán chứng khoán; về xử lý vi

phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.

Sau 4 năm triển khai Luật Chứng khoán, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2006 có hiệu lực thi hành từ ngày

01/7/2011. Việc bổ sung, sửa đổi đã khắc phục những bất cập phát sinh và mở rộng

quy định đối với các hoạt động như chào bán chứng khoánra công chúng, chào bán

riêng lẻ, chào bán và niêm yết chứng khoán của các pháp nhân nước ngoài trên TTCK Việt Nam…Nhìn chung, việc ban hành Luật Chứng khoán và các văn hướng

dẫn đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động

của TTCK, từng bước loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật

khác có liên quan. Khung pháp lý về TTCK đã góp phần tăng cường tính công khai,

minh bạch của thị trường, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát và

cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý; từng bước phù hợp với hệ thống luật pháp

và thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho TTCK Việt Nam có khả năng hội nhập với các

thị trường vốn quốc tế và khu vực. Tuy khung pháp lý thể chế, chính sách từng bước được hoàn thiện, nhưng phạm vi điều chỉnh còn hẹp và chưa bao quát mọi

hoạt động trên TTCK theo chuẩn mực quốc tế. Các chính sách điều chỉnh thị trường

chưa linh hoạt, còn bị động với yêu cầu thực tiễn phát triển nhanh của TTCK. Hệ

thống các văn bản pháp lý còn thiếu các quy định về quản lý, giám sát và cưỡng chế

thực thi.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)