Chủ động hội nhập thị trường chứng khoán Việt Nam vào thị trường chứng khoánkhu vực và th ế giới theo một chiến lược thận trọng, ph ù

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 152 - 157)

- Đại lý chuyển nhượng Các công ty xử lý thông tin CK

4.2.7.Chủ động hội nhập thị trường chứng khoán Việt Nam vào thị trường chứng khoánkhu vực và th ế giới theo một chiến lược thận trọng, ph ù

những tác động tiêu cực của HNQT tới TTCK, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý

4.2.7.Chủ động hội nhập thị trường chứng khoán Việt Nam vào thị trường chứng khoánkhu vực và th ế giới theo một chiến lược thận trọng, ph ù

hợp vớitrìnhđộ phát triển của nền kinh tế

Một là, hoàn thiện khung khổ pháp lý về kinh tế nói chung, CK&TTCK nói

riêng theo chuẩn mực quốc tế. Đây là công việc lâu dài và khó khăn vì sự khác biệt

về điều kiện cụ thể của mỗi nước. Trong điều kiện Việt Nam, cơ quan QLNN cần

vạch ra lộ trình thực hiện các cam kết đã ký với ASEAN, APEC, ASEM, WTO, IOSCO và các hiệp định song phương, đa phương khác để từ đó có những đối pháp chính sách để bảo đảm vừa bảo vệ các NĐT trong nước và không bị tổn thất khi

NĐTNN thâm nhập vào thị trường Việt Nam; Cần thực hiện được các nội dung chủ

yếu những nguyên tắc của IOSCO đối với cơ quan quản lý TTCK, tổ chức PHCK,

quỹ đầu tư, tổ chức trung gian thị trường, SGDCK; từng bước áp dụng mô hình quản lý dựa trên rủi ro như kinh nghiệm củamột số nước (đã nêu).

Thứ hai, áp dụng các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế về quản trị công ty và

quản trị rủi ro để tạo ra sự tương đồng với các TTCK của các nước trong khu vực

ASEAN. Đối với hoạt động quản trị công ty, đây là vấn đề mà các doanh nghiệp

Việt Nam còn rất yếu nên cần đào tạo, tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về quản

trị công ty cho đội ngũ các nhà quản lý chủ chốt trong công ty đại chúng. Đào tạo

công chúng, phổ biến kiến thức cho nhà đầu tư nhằm nâng cao vai trò của cổ đông

là NĐT cá thể khi thực hiện những quyết định của tổ chức phát hành. Khuyến khích

các quỹ đầu tư đẩy mạnh việc đầu tư và hỗ trợ cho các CTCP có vốn góp của quỹ nâng cao năng lực quản trị công ty bằng cách hướng dẫn áp dụng thông lệ quản trị

công ty tốt nhất. Ngoài ra cần kịp thời giúp công ty sắp xếp lại nguồn nhân lực, vật

lực, tài lực, xây dựng chiến lược phát triển trong trung và dài hạn. Từ đó phát huy

thế mạnh của công ty nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi, đáp ứng đủ tiêu

chuẩn đưa cổ phần của tổ chức đó lên niêm yết trên TTCK khu vực và thế giới. Đối với hoạt động quản trị rủi ro, các cơ quan chức năng của nhà nước cần sửa

đổi, bổ sung, ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc

tế (International accounting standards-IAS), chuẩn mựcBCTC quốc tế (International

Financial Reporting Standards - IFRS). Đối với hoạt động kế toán doanh nghiệp

cần hướng dẫn hoạt động kiểm toán tại các công ty đại chúng nhằm nâng cao chất

lượng thông tin công bố ra công chúng. Hoàn thiện và áp dụng các chuẩnmực theo

thông lệ quốc tế về quản trị công ty và quản trị rủi ro trên cơ sở đó điều chỉnh cần

thiết về chuẩn mực kế toán và chế độ hạch toán, kế toán doanh nghiệp hiện hành cho phù hợp với chuẩn mực kế toán của khu vực ASEAN và quốc tế, từ đó hạn chế

xảyra rủi ro hệ thống.

Thứ ba, hài hoà hoá các quy định quản lý và trao đổi thông tin từng bước hội

nhập vào TTCK phù hợp với sự phát triển nội lực của Việt Nam. Mục tiêu của việc

hài hoà hoá các quy định quản lý là nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kiện dể hình thành mô hình tổ chức cho hội nhập của TTCK Việt Nam trong tương

lai. Hài hoà hoá các quy định quản lý giữa TTCK các nước trong khu vực có thể

giúp khuyến khích các hoạt động giao dịch xuyên biên giới như niêm yết chéo, chào bán, giao dịch chứng khoán giữa các nước thành viên. Đồng thời, hoạt động này sẽ

góp phần nâng cao hình ảnh một TTCK chung hấp dẫn NĐT. Hơn nữa, thông qua

việc hình thành một hệ thống các tiêu chuẩnchung áp dụng cho các TTCK quốc gia

giúp các NĐTNN không gặp phải rủi ro về sự khác biệt trong hệ thống quản lý và

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước đối với TTCK là cần thiết khách quan nhằm bảo vệ lợi ích

của các nhà đầu tư, duy trì tínhổn định, công bằng và minh bạch trên thị trường, từ đó thúc đẩy thị trường pháttriển bền vững hơn. Trong bối cảnh nền kinh tếthếgiới

hiện nay, các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra ngày càng nhiều, với tần suất ngày càng cao và mức độ ngày càng nghiêm trọng, TTCK nói riêng và thị trường tài chính nói chung của các quốc gia càng cần thiết phải có sự quản lý từ phía Chính

phủ để tránh những nguy cơ đổ vỡ, sụp đổ mang tính hệ thống. Sau 15 năm hoạt

động, TTCK Việt Nam đã có đóng góp nhất định vào việc huy động vốn cho nền

kinh tế nhưng nhìn chung thị trường mới ở giai đoạn khởi đầu, giá trị vốn hóa còn thấp, phát triển thiếu tính bền vững, còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, có thể ảnh hưởng xấu đến kinh tế - xã hội, vì vậy đòi hỏi phải được vận hành và quản lý chặt

chẽ, hiệu quả. Thông qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn, luận án đãđưa

ra những kết luận cơ bản sau:

1. Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các

chứng khoán giữa các chủ thể tham gia, việc mua bán trao đổi này được thực hiện

theo những quy định của Nhà nước và của các tổ chức tự quản trên thị trường.

2. Quản lý nhà nước đối với TTCK trong HNQT là việc nhà nước thông qua

hệ thống pháp luật, các chính sách, nguyên tắc, quy định và các biện pháp cần thiết

để tiến hành quản lý, giám sát hoạt động của các chủ thể tham gia TTCK nhằm đảm

bảo TTCK phát triển bền vững, hiệu quả, phục vụ mục tiêu nhất định của nền kinh

tế quốc dân và phù hợp với cam kết hội nhập.

3. Mục tiêu của QLNN đối với TTCK là tạo ra một thị trường hoạt động ổn định, hiệu quả, phát huy tốt nhất vai trò của TTCK đối với quá trình phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước. Trong đó, có hướng tới những mục tiêu cụ thể sau: mục

tiêu phát triển thị trường;bảo vệ nhà đầu tư, ổn định thị trường và giảm thiểu rủi ro;

đảm bảo tính công bằng, minh bạch và hiệu quả của thị trường.

4. Cung cấp một cách nhìn mới toàn diện và sâu sắc hơn về nội dung QLNN đối với TTCK trên bình diện chủ thể tham gia thị trường: các tổ chức phát hành; tổ

chức và NĐT tham gia trên TTCK; các tổ chức kinh doanh dịch vụ và các tổ chức

5. Chỉ rõ 5 nhóm nhân tố và mức độ tác động tới QLNN đối với TTCK trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hội nhập quốc tế (gồm Nhóm nhân tố về thể chế quản lý kinh tế, nhóm nhân tố về

đặc điểm và trình độ phát triển của TTCK, nhóm nhân tố thuộc về khung pháp lý,

nhóm nhân tố thuộc về năng lực của chủ thể quản lý, nhóm nhân tố thuộc về môi

trường quốc tế). Các yêu cầu đặt ra đối với QLNN trong HNQT cũng được chỉ ra

trong luận án.

6. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý TTCK Mỹ, Trung Quốc, Thái

Lan, luận án chỉ ra 04 bài học kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam trong quá trình quản lý TTCK: Thống nhất quản lý TTCK; Nâng cao vị thế của cơ quan QLNN;

Nâng cao vai trò của các tổ chức tự quản trên TTCK, nhưng không được buông

lỏng vai trò quản lý của nhà nước; Áp dụng phương pháp giám sát hiện đại trong

quản lý TTCKvà nâng mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.

7. Khái quát hóa đặc điểm và quá trình phát triển cơ bản của TTCK Việt Nam

trong hội nhập quốc tế. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội đất nước và quá trình

điều chỉnh chính sách, Luận án nêu ra 2 đặc điểm và chia quá trình phát triển của

TTCK Việt Nam tới năm 2015 thành 05 giai đoạn: 1- Giai đoạn chuẩn bị hình thành

TTCKở Việt Nam;2- Giai đoạn khởi đầu của TTCK Việt Nam (2000-2005); 3-Giai

đoạn phát triển vượt bậc của TTCK Việt Nam (2006-2007);4- Giai đoạn thoái trào

của TTCK Việt Nam (2008-2011);5-Giai đoạn tái cấu trúc thị trường (2012-nay). 8. Chỉ rõ 5 tác động của quá trình hội nhập quốc tế tới quản lý nhà nước đối

với TTCK Việt Nam. Trên cơ sở đó, Luận án đã phân tích,đánh giá thực trạng quản

lý nhà nước đối với TTCK Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Chỉ ra được 04 hạn

chế cơ bản sau:

- Về mô hình: việc chuyển UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính đã làm giảm

tính độc lập và làm hạn chế quyền của UBCKNN trong thực hiện chức năng QLNN

đối với TTCK, làm giảm tính chủ động của UBCKNN và nảy sinh sự phức tạp về

thủ tục hành chính trong quá trình ban hành các chính sách, chế độ quản lý và triển

khai các giải pháp phát triển thị trường.

- Về khung pháp lý, thể chế, chính sách mặc dù đã từng bước được hoàn thiện,

tuy nhiên phạm vi điều chỉnh còn hẹp và chưa bao quát mọi hoạt động trên TTCK theo chuẩn mực quốc tế. Các chính sách điều hành chưa linh hoạt, còn bị động với

- Về cấu trúc thị trường tuy đã có sự phân định tương đối giữa các SGDCK về cơ chế và sản phẩm giao dịch, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập trong việc

tổ chức niêm yết, phát triển hệ thống giao dịch, làm tăng chi phí và hạn chế hiệu

quả của toàn thị trường và khả năng liên kết, hội nhập quôc tế và khu vực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về quản lý, giám sát tuy có nhiều cố gắng song nhìn chung chưa đáp ứng yêu

cầu của QLNN đối với TTCK, chất lượng kiểm soát báo cáo tài chính của nhiều

công ty kiểm toán không được bảo đảm; hệ thống giám sát còn thủ công, chế tài xử

phạt còn nhẹ.

9. Trên cơ sở phân tích cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển của TTCK

Việt Nam trong hội nhập quốc tế và xuất phát từ phân tích thực trạng QLNN đối với

TTCK của Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt từ nguyên nhân của những hạn

chế đã nêu, luận án đề xuất 07 giải pháp cơ bảnnhằm đổi mới QLNN đối với TTCK trong đó tập trung vào:

- Nâng cao vị thế, vai trò của UBCKNN bộ máy QLNN về TTCK

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức của các tổ chức tự quản trên thị trường chứng

khoán Việt Nam

- Giải pháp liên quan tới các tổ chức phát hành chứng khoán:

- Giải pháp liên quan đến tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư

- Giải pháp liên quan tới các tổ chức KDCK

- Tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trên TTCK

- Chủ động hội nhập TTCK Việt Nam vào TTCK khu vực và thế giới theo một

chiến lược thận trọng, phù hợp với trìnhđộ phát triển của nền kinh tế

QLNN đối với TTCK là một vấn đề phong phú và phức tạp, có phạm vi

nghiên cứu rộng, thêm vào đó năng lực của nghiên cứu sinh còn nhiều hạn chế nên những hạn chế và sai sót trong phân tích lý luận và thực tiễn là khó tránh khỏi. Rất

mong được các nhà khoa học, các thầy cô giáo chỉ dẫn để luận án được hoàn thiện

hơn. Nghiên cứu sinh xin chân thành biết ơn và sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến đóng

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN ĐỀTÀI LUẬN ÁN

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 152 - 157)