Cơ hội và thách thức trong phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 126 - 130)

- Đại lý chuyển nhượng Các công ty xử lý thông tin CK

4.1.1.Cơ hội và thách thức trong phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

4.1.1. Cơ hội và thách thức trong phát triểnthị trường chứng khoánViệtNam trong hội nhập quốc tế Nam trong hội nhập quốc tế

4.1.1.1. Cơ hội

Trong giai đoạn tới, TTCK sẽ có cơ hội phát triển dựa trên các nền tảng sau:

Thứ nhất,tăng trưởng kinh tế thế giới dần hồi phục sau khủng hoảng và đạt mức

bình thường trong giai đoạn 2014-2015. Năm 2014-2015 bức tranh kinh tế thế giới đã trở nên sáng sủa hơn khi những nỗ lực trong việc điều hành chính sách kinh tế của

các quốc gia phần nào đạt được kết quả mong muốn; với sự phục hồi của phần lớn

các nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới như Mỹ và phần lớn các

nền kinh tế đang nổi và sự phục hồi của các lĩnh vực chủ yếu của kinh tế thế giới như thương mại, đầu tư. Đây là bước tạo đà cho nền kinh tế thế giới lấy lại đà tăng trưởng cho giai đoạn 2015-2020 với sự phục hồi tăng trưởng của hầu hết các nềnkinh tế dẫn

dắt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới (bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản,…) và của các

lĩnh vực chủ yếu kinh tế thế giới như thương mại, đầu tư. IMF (1/2014) dự báo kinh

tế thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 3,9% vào năm 2015. Sang giai đoạn 2016-2018, nền

kinh tế thế giới đều có mức tăng trưởng trên 4%. Cùng xu hướng đó, bằng việc sử

dụng mô hình NiGEM, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia đưara mức dự báo khá sát với các con số dự báo của IMF(Biểu đồ 1).

Kết quả dự báo tăng trưởng của kinh tế thế giới qua việc sử dụng mô hình NiGEM cho thấy, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới sẽ đạt mức 3,9% giai đoạn 2016- 2020. Tình hình các dòng vốn trên thế giới nhìn chung sẽ có điều chỉnh

giảm trong năm 2015 và có xu hướng hồi phục dần,ổn định vào các năm tiếp theo,

đạt khoảng 4% GDP thế giới từ năm 2018 - 2020. Đến năm 2020, tình hình thâm hụt ngân sách của các nền kinh tế trên thế giới có nhiều cải thiện hơn, nhưng nợ

công sẽ vẫn ở mức cao. Cụ thể, thâm hụt ngân sách tại Mỹ và Nhật Bản được dự

báo lần lượt là 6,9% và 4,1% GDP vào năm 2015 và giai đoạn 2018 -2020, nhưng nợ

công gần như vẫn không có nhiều cải thiện, với 257% và 115% GDP. Trong khi đó,

nhờ các nỗ lực thắt chặt tài khóa, thâm hụt ngân sách và nợ công của khu vực châu Âu

sẽ được cải thiện đáng kể, cụ thể ở các mức tương ứng là 2,1% GDP và 97% GDP.

Bảng4.1: Kinh tế thế giới giai đoạn 2014- 2015, triển vọng giai đoạn 2016- 2020

ĐVT: %

Năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế thực (a) Thương mại thế giới (b) Giá dầu (USD/ thùng) Thế giới OECD Trung Quốc EU- 27 Eurozone Mỹ Nhật Bản Đức Pháp 2013 3,0 1,3 7,6 0,1 -0,4 1,9 1,5 0,5 0,4 2,8 107,1 2014 3,5 1,9 7,4 1,5 1,0 1,9 1,4 2,0 0,5 4,5 106,5 2015 3,7 2,4 7,2 2,0 1,8 3,0 0,6 1,9 1,9 5,6 100,5 2004- 2009 3,8 1,5 10,9 1,2 1,0 1,4 0,1 0,8 1,0 4,8 63,2 2010- 2015 3,7 2,0 8,3 1,1 0,9 2,3 1,5 2,1 1,2 5,7 102,0 2016- 2020 3,9 2,7 6,6 2,4 2,3 2,9 0,8 2,0 2,2 5,7 104,9

(Ghi chú: Tăng trưởng GDP được tính theo ngang giá sức mua năm 2005; Thương mại hàng hóa và dịch vụ)

Nguồn [52]

Trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng, sự giao thoa, xâm nhập lẫn nhau

của giữa nền kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng vào thị trường thế giới là tất yếu. Trong bối cảnh đó, mọi biến động và đổ vỡ củathị trường

thế giới có thể ảnh hưởng nhanh chóng đến Việt Nam và ngược lại. Vì vậy, cơ hội

phát triển của TTCK Việt Nam phải được xem xét trong mối quan hệ đó, để tranh

thủ những nhân tố thuận lợi, gạt bỏ những mâu thuẫn bất cập để TTCK trong nước

phát triển an toàn và hiệu quả. Ví dụ: sự sụt giảm của TTCK Trung Quốc thời gian

qua sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tổng cầu của nước này và tác động tiêu cực đến xuất

FII tại Trung Quốc chuyển hướng, đây sẽ là cơ hội cho Việt Nam nói chung, TTCK

Việt Nam nói riêng trong việc thu hút những nguồn vốn nêu trên với một nền tảng

kinh tế ổn định và chính sách hiệu quả…

Thứ hai, nền kinh tế trong nước tiếp tục duy trì đà tăng trưởng: Sự phát triển

của TTCK phụ thuộc trước hết vào tăng trưởngkinh tế và các yếu tố kinh tế vĩmô. Kinh tế tăng trưởng mạnh, môi trường đầu tư thân thiện, cởi mở làm tăng nhu cầu đầu tư của xã hội, tăng nhu cầu về vốn đầu tư. Trong hơn haithập kỷ vừa qua, kinh

tế Việt Nam luôn duy trì đà tăng trưởng mạnh. Môi trường kinh doanh và đầu tư ngày càng được cải thiện, hệ thống pháp lý cũng như các chính sách kinh tế dần được hoàn thiện theo hướng thông thoáng, nhất quán hơn. Với những nỗ lực đổi

mới, cải cách trong tư duy, cơ chế, luật pháp quản lý điều hành nền kinh tế, kinh tế

Việt Nam trong thập kỷ tới sẽ tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực. Về nguyên tắc,

mục tiêu phát triển kinh tế có thể đạt được mà không cần tới sự phát triển của TTCK, nhưng kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sự phát triển của TTCK luôn đồng

hành với sự phát triển kinh tế và sự phát triển kinh tế là một trong những nhân tố

quan trọng nhất hỗ trợ sự phát triển của TTCK.

Thứ ba, quá trình cổ phần hóa các DNNN tiếp tục được thúc đẩy cùng với sự tăng trưởng nhanh của khối doanh nghiệp tư nhân. Sự tăng trưởng của TTCK trong

giai đoạn vừa qua chủ yếu được thúc đẩy từ bên cung của TTCK, mà đặc biệt là quá

trình CPH DNNN. Với tốc độ tăng trưởng GDP cao, các chỉ tiêu kinh tế vi mô tốt, và viễn cảnh hội nhập kinh tế toàn diện, thì một khu vực kinh tế tư nhân năng động kết

hợp với nỗ lực tái cơ cấu DNNN đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong

và ngoài nước. Chương trình CPH và phát triển khu vực tư nhân sẽ tiếp tục làm tăng

quy mô của TTCK trong tương lai, khơi thông nguồn cung chứng khoán hấp dẫn, và cùng với tính thanh khoản đãđược cải thiện của thị trường, sẽ góp phần thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm sắp tới.

Thứ tư, sức mạnh nội lực và nhu cầu tăng trưởng của bản thân TTCK: TTCK

đã có một quá trình vận hành 15 năm, sau nỗ lực tái cơ cấu của Chính phủ, hoạt động của thị trường hiện nay về cơ bản dần đi vào ổn định và có xu hướng phát

chuyên nghiệp hơn. Cấu trúc của thị trường đãđược định hình rõ ràng, về cơ bản đã theo những thông lệ quốc tế và đang ngày càng được hoàn thiện. Cho tới thời điểm

hiện tại, TTCK đã tích hợp những nền tảng tương đối căn bản cho sự phát triển lâu

dài, kể cả bên cung và bên cầu chứng khoán. Hàng hoá cho TTCK ngày càng phong

phú hơn và có chất lượng hơn. Đây là kết quả không thể phủ nhận của quá trình tái

cơ cấu TTCK củaChính phủ. Khu vực tư nhân cũng đang phát triển mạnh và chứng

kiến sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam. Hai nguồn cung tiềm năng các

chứng khoán này không chỉ hấp dẫn nhà đầu tư trong nước, mà kể cả các nhà đầu tư nước ngoài. Hệ thống cơ sở các nhà đầu tư năng động cũng đã tạo ra tính thanh

khoản cho TTCK. Hoạt động giao dịch thị trường ngày càng trở nên sôi động hon

và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của giới đầu tư trong nước. Mặt

khác, TTCK nằm trong xu thế chung của quá trình hội nhập và mở cửa thị trường

dịch vụ tài chính theo các cam kết quốc tế, điều này khiến cho TTCK Việt Nam nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các giới đầu tư quốc tế. TTCK càng thanh khoản thì cơ hội phát triển của thị trường càng lớn.

Sự phát triển của TTCK còn được thúc đẩy bởi hệ thống các tổ chức trung

gian tài chính, các tổ chức phụ trợ thị trường bao gồm các CTCK, CTQLQ, các ngân hàng lưu ký, các tổ chức kiểm toán. Dưới áp lực cạnh tranh, vai trò của các

định chế trung gian đãđược khẳng định trong thời gian qua. Mặc dù còn nhiều điểm

cần hoàn thiện, nhưng hệ thống các tổ chức trung gian đã góp phần thúc đẩy sự tăng

trưởng vượt bậc của TTCK. Hệ thống các tổ chức trung gian đã vượt qua chức năng

truyền thống là cầu nối giữa bên cung và bên cầu của thị trường. Thực tế cho thấy,

các tổ chức này đã nắm giữ vai trò quan trọng, đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn

sơ khaiTTCK Việt Nam.

Thứ năm, nhận thức của xã hội về vai trò và lợi ích của TTCK đã và đang ngày càng được nâng cao. Sự phát triển của TTCK phụ thuộc trước hết vào tình hình kinh tế vi mô. Tuy nhiên, ngoài ra, cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi nhận thức

của xã hội, thói quen, văn hóa. Sau 15năm vận hành, sự tăng trưởng mạnh số lượng các nhà đầu tư, đặc biệt là tại các thành phố lớn, đã cho thấy sức lan truyền và tính

làm tăng tính thanh khoản của TTCK. Đồng thời, tính thanh khoản cao của TTCK

lại là sức hút đối với lớp các nhà đầu tư mới. Từ đây, hình thành một cơ sở nhà đầu tư vững chắc, bảo đảm nhu cầu về chứng khoán bền vững để có thể hấp thụ lượng

cung chứng khoán ngày càng tăng của TTCK. Các tổ chức phát hành cũng đã nhận

thức được lợi ích của TTCK. Những đòi hỏi khắt khe của công chúng đầu tư, của

những quy định trong lĩnh vực chứng khoán cũng đã làm thay đổi tư duy và tập

quán quản lý doanh nghiệp, làm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn, đã đưa TTCK

không chỉ trở thành một kênh dẫn vốn hiệu quả, mà quan trọng hơn, còn là một tác nhân làm gia tăng giá trị của chính tổ chức phát hành.

Thứ sáu, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và các chính sách quản lý cởi mở,

thân thiện. Sự hội nhập ngày càng sâu và toàn diện của nền kinh tế Việt Nam với

các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới làm tăng nhu cầu đầu tư không chỉ từ phía các nhà đầu tư và các tổ chức phát hành trong nước. Các nhà đầu tư quốc tế

cũng bị thu hút bởi sự năng động của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp Việt

Nam. Sức cầu sẽ được tiếp tục được đẩy mạnh sẽ là động lực phát triển nguồn cung

chứng khoán từ phía các doanh nghiệp trong nước cung như tiến trình CPH các DNNN. Sự hội nhập cũng đã làm thay đổi căn bản thể chế, chính sách trong hoạt động kinh tế và đầu tư của Việt Nam. Nhìn chung, khuôn khổ pháp lý điều chỉnh

hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh ngày càng được hoàn thiện theo thông lệ

quốc tế, đã tạo dựng ra môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, công bằng và thân thiện với nhà đầu tư. Đặc biệt, các quy định trong lĩnh vực chứng khoán đã

từng bước đưa TTCK trở nên minh bạch, công khai, công bằng hơn, làm giảm chi

phí tham gia và tiếp cận thị trường. Điều này củng cố lòng tin của nhà đầu tư trong

và ngoài nước cũng như đưa TTCK gần hơn tới các tổ chức phát hành

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 126 - 130)