Quản lý nhànước về công bố thông tin

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 98 - 100)

- Đại lý chuyển nhượng Các công ty xử lý thông tin CK

3.3.3.3. Quản lý nhànước về công bố thông tin

Các yêu cầu công bố thông tin đối với công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam

cũng được chia ra theo tính chất của thông tin là thông tin định kỳ, thông tin bất thường và thông tin theo yêu cầu. Tuy nhiên, so với một số TTCK, yêu cầu công bố

thông tin đối với CTNY lại đòi hỏi chặt chẽ hơn so với yêu cầu công bố thông tin

của công ty đại chúng. Quy định về công bố thông tin trên TTCk được quy định tại

Luật Chứng khoán, Thông tư 52/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK

và các quy chế công bố thông tin tại các Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh và Sở

GDCK Hà Nội.

Các yêu cầu công bố thông tin đối với công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam

cũng được chia ra theo tính chất của thông tin là thông tin định kỳ, thông tin bất thường và thông tin theo yêu cầu. Tuy nhiên, so với một số TTCK, yêu cầu công bố

thông tin đối với CTNY lại đòi hỏi chặt chẽ hơn so với yêu cầu công bố thông tin

của công ty đại chúng. Quy định về công bố thông tin trên TTCKđược quy định tại

Luật Chứng khoán (trong đó, vấn đề công bố thông tin được quy định tại chương

VIII bao gồm 8 điều từ điều 100 đến điều 107 Luật Chứng khoán năm 2006 và được phân chia nghĩa vụcông bốthông tin theo các tổchức), Thông tư 52/2012/TT-BTC

hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK và các quy chế công bố thông tin tại các

Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh và Sở GDCK Hà Nội. Các quy định về công bố thông

tin có quy định cụ thể về các loại thông tin phải công bố trên thị trường, bao gồm: thông tin định kỳ, thông tin bất thường và thông tin theo yêu cầu. Như vậy, các quy

định đã pháp luật vềquản lý các tổchức PHCK được cụthể ởnhiều cấp độ văn bản pháp luật khác nhau, đây là những công cụ pháp lý cần thiết và hữu hiệu để nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường, giúp NĐT đầu tư có hiệu quả hơn; góp

Mặc dù cơ quan QLNN đã có những nỗ lực trong tạo nguồn cung hàng hóa có chất lượng cho thị trường, trong bảo vệc quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT,

nhưng một một thực tế trên TTCK Việt Nam hiện nay là tính minh bạch thông tin

của các doanh nghiệp niêm yết vẫn chưa được cao, vẫn còn đó rất nhiêu hạn chế

trong khâu công bố thông tin của các doanh nghiệp này. Cụ thể:

- Về khả năng tiếp cận thông tin của nhà đầu tư:Hiện nay, các kênh thông tin

phổ biến để các nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin trên TTCK là kênh thông tin

của cơ quan QLNN, kênh thông tin từ các trung gian tài chính và từ các doanh

nghiệp niêm yết. Tuy nhiên, thông tin bằng tiếng Anh trên các trang thông tin của

cơ quan quản lý nhà nước còn khá sơ sài, gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài

trong tiếp cận với thông tin quản lý cũng như tình hình hoạt động của thị trường.

Các CTNY thì không coi trọng việc công bố thông tin đúng quy định.

- Về tính thích hợp: Các công ty niêm yết hiện nay chủ yếu chỉ chú trọng đến

việc công bố các thông tin định kỳ như báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, báo

cáo quản trị công ty. Trong khi đó, các thông tin bất thường, thông tin theo yêu cầu (như thông tin về giao dịch của các bên có liên quan, giao dịch của cổ đông lớn,

việc phát hành cổ phiếu, cổ tức…) lại không báo cáo UBCKNN hoặc không công

bố/công bố chậm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định. Điều này

có thể nhận thấy thông qua các trường hợp xử phạt hành chính của UBCKNN từ năm 2008 trở lại đây.

- Về tính kịp thời: Điều 25, Luật Chứng khoán đã quy định rõ, các thông tin

màcông ty đại chúng phải công bố.Các thông tin này phải được công bố đầy đủ và

đúng thời hạn trên website của Công ty và trên phương tiện công bố thông tin của

UBCKNN. Luật quy định khá rõ ràng, cụ thể và mặc dù cơ quan quản lý tăng cường

hoạt động giám sát và xử phạt nhưng trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp vẫn

chậm thực hiện nghĩa vụ CBTT.

- Về tính tin cậy: Không ít doanh nghiệp công bố thông tin chưa chính xác và

sau đó đính chính lại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định của nhà đầu tư.

Phổ biến là tình trạng các công ty công bố báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán thường có sự sai lệch, đặc biệt là số liệu lợi nhuận, gây hoang mang cho các nhà đầu

tư. Điều này dễ nhận thấy khi nhìn vào các số liệu báo cáo tài chính của doanh

nghiệp trước và sau kiểm toán. Đơn cử: theo thống kê của Vietstock, sau mùa kiểm

toán báo cáo tài chính năm 2013, gần 80% doanh nghiệp niêm yết phải điều chỉnh

số liệu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính, thậm chí có trường hợp từ lãi sang lỗ, từ lỗ sang lãi.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)