- Đại lý chuyển nhượng Các công ty xử lý thông tin CK
2.3.2.1. Thống nhất quản lý thị trường chứng khoán
Như đã phân tích ở trên, sau cuộc khủng hoảng 1929-1933 và quá trình toàn
cầu hóa đã buộc chính phủ Mỹ phải tính đến một mô hình tổ chức quản lý TTCK
chặt chẽ hơn nhưng phải độc lập và tôn trọng vai trò điều tiết của thị trường. Điều
này lý giải tại sao Mỹ sớm lựa chọn mô hình cơ quan QLNN đầu ngành CK & TTCK là một cơ quan trực thuộc Chính phủ được tổ chức dưới dạng một Hội đồng hoàn toàn độc lập: SEC. Còn ở Trung Quốc, trước năm 1992 và 1998, việc phân
công giám sát quản lý TTCK ở Trung Quốc bị chia cắt và manh mún, theo đó rất
nhiều cơ quan cùng tham gia vào giám sát và quản lý TTCK như: Ủy ban chính
sách chứng khoán Quốc vụ viện (SCSPC) để toàn quyền quản lý TTCK; Ủy ban
Giám quản chứng khoán Trung Quốc (CSRC) để giúp SCSPC giám sát các hoạt động CK& TTCK… Điều này khiến TTCK bị chiacắt và chịu sự quản lý của nhiều
cấp, nhiều cơ quan khiến cho hệ thống chính sách phát triển vàđiều tiết thị trường luôn bị mâu thuẫn, chồng chéo và thiếu tính nhất quán. Còn ở Thái Lan, khi chưa thành lập SEC, việc quản lý giám sát TTCK của Thái Lan do 3 cơ quan phụ trách:
Bộ Tài chính, Ngân hàng trung ương và SGDCK. Tuy nhiên, sự quản lý chồng chéo
này vừa thiếu đồng bộ, vừa kém hiệu quả, nhất là trong việc giám sát thực thi pháp
luật và xử lý vi phạm. Đó cũng là lý do vì sao SEC rađời năm 1992 với chức năng
quản lý thống nhất thị trường vốn của nước này. Như vậy, từ kinh nghiệm của 3
nước Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan, có thể rút ra một bài học cho Việt Nam trong
việc hoàn thiện mô hình quản lý TTCK, đó là: phải quản lý thống nhất đối với
TTCK, xây dựng một thể chế quản lý tập trung đối với TTCK, trong đó có một cơ
quan QLNN là trọng tâm còn các ban ngành khác cùng tham gia hoạch định và thực
thi chính sách.