Khái niệm, sự cần thiết của quản lý nhànước đối với thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 39 - 40)

thông tin về người sở hữu chứng khoán, bao gồm các thông tin về loại chứng khoán,

số lượng chứng khoán của từng người sở hữu. LKCK có thể được hiểulà hoạt động

lưu giữ, bảo quản CK của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của

mình đối với CK lưu ký. Thanh toán bù trừ CK có thể được hiểu là hoạt động luân

chuyển CK trên các tài khoản lưu ký dưới sự điều hành của TTLKCK. Đây là những

hoạt động có vai trò bổ trợ cho hoạt động của TTCK đảm bảo thị trường hoạt động

hiệu quả, bền vững và tuân thủ đúng pháp luật.

2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚITHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

2.2.1. Khái niệm, sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với thị trườngchứng khoán chứng khoán

2.2.1.1. Khái niệm

Trong các môn khoa học vềquản lý, thuật ngữ quản lý được định nghĩa như sau:

Quản lýlà sự tác động liên tục, có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng bị quản lý) trên các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… thông qua hệ thống pháp luật,

các chính sách, nguyên tắc, quy định và bằng các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng bị quản lý [8].

Quy mô của quản lý có thể khác nhau: toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, đơn

vị… Quy mô khác nhau thì tính chất quản lý cũng khác nhau.

Về khái niệm QLNN đối với TTCK: hiện có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo

nghĩa chung nhất, quản lý thị trường nói chung và TTCK nói riêng là việc các cơ

quan của chính phủ xây dựng, ban hành khuôn khổ, quy định pháp luật để thị trường

hoạt động, và dựa trên đó để tiến hành giám sát, quản lý các hoạt động của thị trường.

QLNN đối với TTCK trong HNQT là việc nhà nước thông qua hệ thống

pháp luật, các chính sách, nguyên tắc, quy định và các biện pháp cần thiết để

tiến hành quản lý, giám sát hoạt động của các chủ thể tham gia TTCK nhằm

đảm bảo TTCK phát triển bền vững, hiệu quả, phục vụ mục tiêu nhất định của

nền kinh tế quốc dân và phù hợp với cam kết hội nhập.

Căn cứ vào khái niệm này, có thể rút ra một số nhận xét cơ bản sau:

Thứ nhất, chủ thể QLNN đối với TTCK là các cơ quan nhà nước: từ Quốc hội

là cơ quan lập pháp thông qua và ban hành Luật Chứng khoán tạo lập căn cứ pháp

lý cho quản lý; Chính phủ là cơ quan hành pháp ban hành Nghị định hướng dẫn thi

hành luật, Quyết định cụ thể hóa các văn bản dưới luật và tổ chức các cơ quan

chuyên môn để thực hiện chức năng quản lý. Ở một số nước trên thế giới, Bộ Tài

chính, NHNN hay UBCK là cơ quan trực tiếp thay mặt Chính phủ thực hiện chức năng QLNN đối với TTCK.

Thứ hai, đối tượng của quản lý là các cá nhân, tổ chức, các chủ thể tham gia

đầu tư, kinh doanh liên quan đến TTCK, cụ thể là: các công ty chứng khoán, các

doanh nghiệp niêm yết, các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức; các quỹ đầu tư chứng

khoán, các tổ chức trung gian trên thị trường…

Thứ ba, mục đích của QLNN đối với TTCK là nhằm đảm bảo cho thị trường

hoạt động công bằng,hiệu quả và công khai; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những

người tham gia vào TTCK phù hợp với các cam kết trong HNQT, đồng thời quađó

đểphục vụ các mục tiêu kinh tế- xã hội.

Thứ tư, để quản lý TTCK, về căn bản cơ quan QLNN cần thực hiệnnhững nội

dung sau: (1) Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực chứng

khoán; (2) Giám sát việc thực hiện tuân thủ pháp luật, pháp qui; (3) Điều tiết thị

trường thông qua các hoạt động như cấp phép, phê duyệt…; và (4) Xử lý những vi

phạm hành chính trong lĩnhvực chứng khoán.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)