Nâng cao vai trò của các tổ chức tự quản trên thị trường chứng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 75 - 77)

- Đại lý chuyển nhượng Các công ty xử lý thông tin CK

2.3.2.3. Nâng cao vai trò của các tổ chức tự quản trên thị trường chứng

khoán, nhưng không được buông lỏng vai trò quản lý của nhànước

Hầu hết các mô hình tổ chức QLNN đối với TTCK đều xuất phát từ hai hình

thức cơ bản là QLNN và tự quản[40, tr.57]. Qua nghiên cứu QLNN đối với TTCK

Mỹ, TrungQuốc và Thái sẽ thấy rõ hơn tại sao Mỹ, Trung Quốc và Thái lựa chọn

những mô hình tổ chức QLNN như trên và sẽ giúp Việt Nam rút ra kinh nghiệm

trong lựa chọn hình thức cơ bản để quản lý TTCK.

Trước đây, TTCK Mỹ áp dụng chế độ tự quản truyền thống - tức là mô hình

rất rộng và được chính thức hóa, nhà nước chỉ can thiệp tùy theo từng trường hợp

cụ thể, cần thiết[40, tr.61]. Công cụ quản lý của các tổ chức tự quản không phải là luật pháp nhà nước mà là các quy chế, quy ước, điều lệ của các tổ chức tự quản tự đặt ra và giám sát việc thực thi. Vậy nên, việc quản lý luôn bám sát thị trường do

bản thân những người quản lý là những người tham gia hành nghề trực tiếp trên thị trường, nên hiểu biết linh hoạt và kịp thời ứng phó đối với những diễn biến, những

hành vi vi phạm trên thị trường. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng 1929-1933, dù vẫn coi trọng vai trò quản lý của các tổ chức tự quản, song Mỹ cũng đã siết chặt và

tăng cường hơn vai trò quản lý của Nhà nước đối với TTCK.

Trong khi, TTCK Trung Quốc là mô hình quản lý, giám sát chặt chẽ của cơ

quan QLNN kết hợp với sự cộng tác hạn chế của các tổ chức tự quản, tức là cũng

kết hợp hai hình thức tự quản và QLNN nhưng hình thức QLNN mới là chủ đạo.

Hình thức này cũng có không ít nhược điểm như chậm thay đổi và thích ứng linh

hoạt với những thay đổi của thị trường, và không thể giám sát hiệu quả các hành vi vi phạm trên thị trường. Điển hình là sự giảm tốc chóng mặt của TTCK Trung

Quốc trong tháng 7/2015, mà theo đánh giá của hãng tin Bloomberg, Chính phủ

Trung Quốc không hề giấu mặt trong chiến dịch hồi phục bong bóng chứng khoán

mà chính họ đã có vai trò lớn tạo ra.Với Thái Lan, dù không lựa chọn mô hình chủ

yếu dựa trên chế độ tự quản như Mỹ mà áp dụng mô hình quản lý chủ yếu dựa trên

QLNN như Trung Quốc nhưngThái Lan lại chủ yếu QLNN theo phương thức yêu

cầu công bố thông tin đầy đủ và giám sát việc công bố thông tin của các đối tượng

tham gia thị trường như mô hình Mỹ, chứ không phải kiểu can thiệp sâu vào thị trường bằng phương thức quản lý theo chất lượng, tham gia định giá chứng khoán

phát hành, kiểm soát, khống chế giá cả mua bán trên thị trường…như mô hình Trung Quốc.

Có thể thấy rằng, việc xác định xem giữa QLNN và tự quản, hình thức nào có hiệu quả cao hơn là hoàn toàn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, thực tế của mỗi nước.

Song sự kết hợp thỏa đáng giữa hai hình thức này sẽ phát huy tối đa ưu điểm và hạn

chế nhược điểm của mỗi hình thức quản lý nói trên. Kinh nghiệm thực tế cho thấy,

phát triển, đặc biệt làở những giai đoạn đầu phát triển thị trường. Ngược lại, một thị

trường được quản lý lỏng lẻo thì dễ gây nhiều biến động, bất ổn định, thậm chí đổ

vỡ nặng nề. Do đó, việc lựa chọn hài hòa mức độ QLNN và tự quản là cần thiết.

Với Việt Nam, có thể xem xét cách học hỏi kinh nghiệm của Thái Lan trong việc

tiếp thu có chọn lọc và áp dụng phù hợp vào thực tiễn đất nước,một mặt, phải cân

bằng giữa QLNN và tự quản, mặt khác phải tận dụng các mô hình quản lý có tính

đến các điều kiện và thực tế phát triển thị trường của nước mình.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)