Quản lý nhà đầu tư

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 106 - 109)

- Đại lý chuyển nhượng Các công ty xử lý thông tin CK

3.3.5.Quản lý nhà đầu tư

Nhà đầu tư là một trong những chủ thể tham gia TTCK và có thể được phân

chia thành NĐTcá nhân và NĐT tổ chức.Mục đích tham gia TTCK của hai nhóm này đều vì lợi nhuận, tuy nhiên, NĐT cá nhân là lợi nhuận trước mắt, trong khi

NĐT tổ chức là lợi nhuận dài hạn. Theo thông lệ quốc tế, Việt Nam cũng có cơ chế

bảo vệ các NĐT nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch khi tham gia đầu tư, giao

dịch trên TTCK như: bảo vệ quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch

chứng khoán của NĐT; Bảo vệ quyền được cung cấp thông tin và quyền sở hữu tài

sản đầu tư của NĐT trong công ty niêm yết; Bảo vệ quyền và lợi ích phát sinh từ

quyền sở hữu tài sản đầu tư của NĐT trong công ty niêm yết.

Đối với các NĐT hiện nay nói chung khi tham gia các hoạt động đầu tư trên

TTCK thì phải tuân thủ theo các quy định liên quan đến giao dịch chứng khoán:

Luật Doanh nghiệp năm 2005 (thay thế Luật Doanh nghiệp năm 1999); Luật Chứng

khoán; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Quy chế quản trị

công ty niêm yết (ban hành kèm theo Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ Tài chính) và Điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết (ban hành kèm theo Quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/3/2007 của Bộ Tài chính), Thông tư số

74/2011/TT-BTC) và các nội dung liên quan đến công bố thông tin (Thông tư số

52/2012/TT-BTC) tạo ra bước tiến lớn tạo ra sự thay đổi căn bản trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong các

công ty niêm yết.

tư nước ngoài ở một số ngành và lĩnh vực theo biểu cam kết gia nhập WTO. Sau gần 10 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ và đúng lộ trình cam kết

trong lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh vực dịch vụ chứng khoán nói riêng. Khung pháp lý về TTCK dần được hoàn thiện theo chuẩn mực chung và phù hợp

với đặc thù của nền kinh tế như Luật Chứng khoán 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/7/2011, Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng

khoán.Ngoài ra, Thông tư số 212/2012/TT-BTC ngày 05/12/2012 hướng dẫn về

thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ (CTQLQ) đã có những

hướng dẫn khá chi tiết đối với nhà đầu tư nước ngoài tham gia lĩnh vực cung cấp

dịch vụ quản lý quỹ trên TTCK Việt Nam. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài được

mua cổ phần, phần vốn góp để sở hữu tới 49% vốn điều lệ của CTQLQ đang hoạt động tại Việt Nam và được phép mua để sở hữu 100% vốn điều lệ của CTQLQ

đang hoạt động, hoặc được thành lập mới CTQLQ 100% vốn nước ngoài nếu thỏa

mãn cácđiều kiện đãđược quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, việc đơn giản hóa thủ tục đầu tư cho nhà ĐTNN theo Thông tư

số 213/2012/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 6/12/2012 sẽ tạo điều kiện

thuận lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia TTCK, đồng thời góp phần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tăng tính cạnh tranh và minh bạch cho TTCK Việt Nam. Ngày 29/6/2015, Thủ

tướng Chính phủ ban hành Nghị định 60 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định

58 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, trong đó, có những điều

chỉnh về tỷ lệ "mở room" cho NĐTNN. Cùng với đó, chính sách thuế cũng đưa ra

những ưu đãi hơn để khuyến khích đầu tư. Trước đây, thuế chuyển thu nhập ra nước

ngoài được cơ quan thuế xác định là 5% nhưng mức thuế này đã được bãi bỏ (là

0%) để khuyến khích đầu tư. Có thể thấy, hệ thống các văn bản hướng dẫn Luật được ban hành và dần hoàn thiện đã và đang thể hiện sự nghiêm túc trong triển khai

thực thi cam kết WTO của Việt Nam, quán triệt nguyên tắc giám sát và quản lý thị trường, minh bạch hóa và bảo vệ nhà đầu tư.

Tính tới thời điểm cuối năm2012, từ khoảng đã có gần 1.200.000 tài khoản giao

dịch (năm 2000 có gần 3000 tài khoản), trong đó NĐT tổ chức (cả trong và ngoài

nước là 5138, chiếm khoảng 4%; còn NĐT cá nhân chiếm tới 96%. Có một điều đáng

lưu ý, là thậm chí con số 4% NĐT tổ chức cũng không phải là NĐT tổ chức theo

thông lệ quốc tế, đó đơn giả chỉ là các NĐT có tư cách pháp nhân, tức các doanh nghiệp.Giá trị tài sản của NĐT tổ chức Việt Nam chỉ ước đạt khoảng 6 tỷ USD, phần

tham gia TTCK chỉ vào khoảng 4 tỷ USD, chiếm khoảng 10-12% tổng giá trị vốn hóa

thị trường, thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực, ví dụ ở Malaysia là 200 tỷ USD, Thái Lan khoảng 80 tỷ USD, Indonesia khoảng 50 tỷ USD. Tới cuối năm

2012, có gần 15000 NĐTNN đăng ký mã số giao dịch, trong đó NĐTNN là tổ chức

chiếm khoảng 10% và nắm giữ tới 99% tổng danh mục đầu tư[51].

Sau hơn 10 năm hoạt động, công tác quản lý nhà nước trong việc bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia trên TTCK, đặc biệt là của các

nhà đầu tư đã có nhiều cải tiến. Thông qua các văn bản pháp luật như Luật Chứng

khoán năm 2006 và sửa đổi năm 2010, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật thuế

TNDN, Luật thuế TNCN, Luật các tổ chức tín dụng… và các quyết định, thông tư dưới luật điều chỉnh về trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức phát hành, doanh nghiệp niêm yết và công ty đại chúng, lợi ích của NĐT được bảo vệ trên một số mặt

sau đây: được công khai và minh bạch hóa thông tin; tăng cường công tác đào tạo

cho nhà đầu tư. Mặc dù vậy, song lợi ích của NĐT nhìn chungđược bảo vệ ở mức

độ thấp, đặc biệt là tình trạng vi phạm công bố thông tin vẫn tiếp tục diễn ra với

nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi (Theo công bố của UBCKNN nếu vi phạm

chứng khoán là 100% thì có tới 75,8% là về phát hành và công bố thông tin) [51]…

Đối với NĐT trong nước, các chính sách quản lý của nhà nước còn thiếu một

cơ chế kích cầu, thu hút NĐT, kể cả tổ chức lẫn cá nhân tham gia TTCK. Sự phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển của TTCK trong giai đoạn vừa qua có thể coi là kết quả thành công từ chiến lược phát triển dựa trên nguồn cung chứng khoán. Trong khi bên cung của TTCk được hỗ trợ bởi hàng loạt các chính sách, quy định pháp lý theo một chủ trương

nhất quán và cụ thể như, các chính sách liên quan tới CPH và kết nối niêm yết; các

tổ chức phát hành thực hiện huy động vốn qua TTCK… Tuy nhiên, sự tăng trưởng

nguồn cung chứng khoán lại không được hỗ trợ bởi chính sách nuôi dưỡng sức cầu,

khiến TTCK mất cân đối. Việt Nam cũng chưa có định hướng chiến lược và chính

sách đồng bộ nhằm phát triển hệ thống NĐT tổ chức, thể hiện ở việc các sản phẩm

đầu tư tập thể chưa đa dạng, các loại hình quỹ đầu tư chưa có đủ để đáp ứng nhu

cầu đầu tư của công chúng. Cho tới thời điểm hiện tại mới chỉ có các quy định liên

quan tới quỹ dạng đóng (quỹ đóng đại chúng và quỹ đóng thành viên). Trong khi có tới 95% các quỹ đại chúng đang vận hành trên thế giới là các quỹ mở;Cạnh đó, chính sách thuế còn bất cập, chưa hợp lý khiến cho việcthu hút vốn vào các quỹ đầu tư còn

khó khăn. Đối NĐTNN: Việt Nam thiếu một định hướng rõ ràng về dòng vốn đầu tư

gián tiếp nước ngoài, chưa xây dựng được một chính sách đồng bộ nhằm thu hút, xử

lý và quản lý một cách quả vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Đặc biệt, sau những hệ

quả của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và trên thế giới, tâm lý

chung về nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là khá e dè.Chưa có sự phân tách rõ ràng giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; vấn đề chuyển đổi giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với đầu tư gián tiếp…

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 106 - 109)