Quản lý các tổ chức tự quản trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 92 - 95)

- Đại lý chuyển nhượng Các công ty xử lý thông tin CK

3.3.2.Quản lý các tổ chức tự quản trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Hiện nay, cấu trúc thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam gồm 02 SGDCK

ởthành phốHồ Chí Minh và Hà Nội trong đó SGDCKthành phốHồ Chí Minh (Hose) thực hiện tổ chức giao dịch các chứng khoán khoán đáp ứng các điều kiện niêm yết tiêu chuẩn cao hơn (về vốn, thời gian hoạt động, số lượng cổ đông, tỉ lệ lợi nhuận trên vốn

chủ sở hữu ROE), trong khi đó SGDCK Hà Nội (HNX) thực hiện tổ chức giao dịch các

chứng khoán đáp ứng các điều kiện niêm yết thấp hơn và thị trường giao dịch cho cổ

phiếu các công ty đại chúng chưa niêm yết (thị trường Upcom), và một Trung tâm

Sơ đồ 3.2: Mô hình quảnlý các tổ chức tự quản trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nguồn: [7]

Khi thị trường mới thành lập, 2 SGDCK mà trước đây gọi là TTGDCK là những đơn vị chức năng trực thuộc UBCKNN, nghĩa là lúc này chức năng điều hành giao dịch chứng khoán của SGDCK nằm trong chức năng QLNN đối với thị trường; nói cách khác, đơn vị tổ chức và kinh doanh trên thị trường lại là một bộ

phận nằm trong cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, sau 7 năm hoạt động,

việc chuyển đổi từ Trung tâm thành các Sở giao dịch đã đánh dấu một bước thay đổi vềchất chứ không chỉ dừng lại ở tên gọi.

Theo quy định hiện hành [7], SGDCK thành phố Hồ Chí Minh, SGDCK Hà Nội và Trung tâm lưu ký chứng khoán được tổ chức dưới mô hình công ty trách

nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn, Bộ Tài chính thực

hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các tổ chức này, có điều lệ do Bộ

Tài chính phê duyệt, chịu sự quản lý, giám sát của UBCKNN về tính tuân thủ trong

các hoạt động trên TTCK. Các SGDCK và Trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện

vai trò quản lý, giám sát các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán

thông qua hệ thống các văn bản hành chính được thể hiện tại các quy chế trong

phạm vi thẩm quyền được ban hành; Thực hiện vai trò quản lý giám sát các tổ chức

trung gian như CTCK thông qua quy chế thành viên và các CTNY thông qua quy

chế niêm yết, các CTĐC thông qua quy chế đăng ký giao dịch, quy chế giám sát,

Trong mô hình tổchức này, chức năngchủ yếu của 2 SGD là: (1) Chấp thuận

niêm yết cho các CTCP đáp ứng đủ điều kiện niêm yết trên từng SGDCK theo quy

định của Luật Chứng khoán; (2) Tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động niêm yết,

giao dịch, công bố thông tin của các tổ chức niêm yết; (3) Tổ chức đấu giá cổ phần

của các doanh nghiệp. Riêng SGDCK Hà Nội có các tiêu chuẩn ĐKGD thấp hơn so

với các tiêu chuẩn trên SGDCK thành phố Hồ Chí Minh, và có chức năng quản lý,

giám sát các công ty đại chúng chưa niêm yết đăng kýgiao dịch Upcom và tổ chức

đấu thầu trái phiếu, các tài sản tài chính…

Trung tâm lưu ký chứng khoánđược thành lập là một bước đi cần thiết và tất yếu trong quá trình phát triển TTCK, bởi lẽ khi quy mô TTCK đã được mở rộng cùng với việc có thêm một SGDCK thứ hai (SGDCK Hà Nội) chính thức đi vào

hoạt động thì việc thành lập TTLKCK vừa đảm bảo sự lưu ký tập trung và tính chuyên nghiệp của hoạt động này, vừa tuân thủ thông lệ quốc tế. Đây là mô hình

LKCK độc lập, do vậy nó có đầy đủ các chức năng của một hệthống LKCK, từviệc

đăng ký, lưu ký, bù trừvà thanh toán các giao dịch cho đến việc cung cấp các thông tin có liên quan. TTLKCK từ một đơn vị sự nghiệp có thu thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước trực thuộc UBCKNN, có chứcnăng tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán CK và cung cấp các dịch vụhỗtrợcho GDCK.

Việc tách các TTGDCK, TTLKCK ra khỏi cơ quan QLNN, sau đó chuyển đổi

và nâng cấp thành các SGDCK là bước ngoặt lớn trong quá trình hoạt động của

TTCK Việt Nam. Với mô hình hiện tại, các SGDCK, TTLKCK đã phát huy được

những ưu điểm, thế mạnh về hoàn thiện cơ cấu tổ chức và công tác quản trị nội bộ

theo mô hình quản trị công ty; Tách biệt hoạt động tổ chức vận hành thị trường,

cung cấpdịch vụ phụ trợ ra khỏi chức năng QLNN; Chủ động hơn trong tổ chức và

quản lý hoạt động giao dịch tại các SGDCK thông qua việc phân cấp tổ chức, quản

lý điều hành thị trường; nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ, con người; nâng

cao chất lượng phục vụ và đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ.

Mặc dù mô hình sở hữu và tổ chức hoạt động của các SGDCK là công ty TNHH một thành viên, thuộc sở hữu nhà nước, tồn tại và hoạt động theo cơ chế

quản lý tài chính đối với các công ty THNN một thành viên có một số lợi thếnhất

định, song đây là mô hình dạng đóng một hình thức sở hữu, không thông thoáng và

chưa cho phép tiếp cận với tình hình tổ chức quản trị công ty hiện đại theo thông lệ

quốc tế. Trong xu hướng chủ yếu hiện nay trên thế giới, các SGDCK chuyển sang

mô hình sở hữu là các công ty cổ phần hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận; khi đó mô

hình kế toán của SGDCK không đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả và khó có khả

năng cạnh tranh với các TTCK khác trong khu vực. Bên cạnh đó các SGDCK là các

đơn vị có chức năng cơ bản tổ chức thị trường lại phải kiêm nhiệm thêm chức năng

và nhiệm vụ giám sát nhà nước đối với hoạt động của TTCK. Do đó, việc phát triển

mô hình sở hữu, tổ chức và hoạt động của SGDCK ở nước ta có thể theo trình tự ban đầu là đơn vị sự nghiệp, tiến tới là mô hình sở hữu thành viên và cuối cùng sẽ là sở hữu cổ phần. Các SGDCK do vẫn chịu sự quản lý và kiểm soát trực tiếp của

UBCKNN nên nhiều hoạt động thuộc chức năng của Sở song vẫn phải xin phép

hoặc thông qua UBCKNN. Nhân sự chủ chốt của Sở cũng do UBCKNN quyết định

và bổ nhiệm.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 92 - 95)