Giải pháp với các công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 146 - 147)

- Đại lý chuyển nhượng Các công ty xử lý thông tin CK

những tác động tiêu cực của HNQT tới TTCK, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý

4.2.5.1. Giải pháp với các công ty chứng khoán

Trên cơ sở Thông tư 226/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn về CK &TTCK cũng như kết quả kinh doanh đã kiểm toán của các

CTCK, tiến hành rà soát phân loại các CTCK theo mức độ rủi ro giảm dần trên 02 chỉ tiêu sau: vốn khả dụng/tổng rủi ro (bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán

và rủi ro hoạt động) và tỷ lệ lỗ lũy kế/vốn điều lệ. Trên cơ sở đó phân loại các

CTCK theo 03 nhóm sau: Nhóm 1- nhóm bình thường. Nhóm này bao gồm các

CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro trên 150% và có lãi hoặc lỗ lũy kế dưới

30% vốn điều lệ; Nhóm 2- nhóm kiểm soát. Nhóm này bao gồm các CTCK có tỷ lệ

vốn khả dụng/tổng rủi ro từ 120-150% và và có lỗ lũy kế từ 30%-50% vốn điều lệ;

Nhóm 3-Nhóm kiểm soát đặc biệt. Nhóm này bao gồm các CTCK có tỷ lệ vốn khả

dụng/tổng rủi ro dưới 120% và có lỗ lũy kế trên 50% vốn điều lệ.

a. Đối với nhóm 1: Trong giai đoạn trước mắt, khi thị trường vẫn còn khó

khăn thì phải củng cố lại hoạt động nhằm bảo toàn lực lượng và hạn chế rủi ro, giảm

giảm các nghiệp vụ có tính rủi ro cao, cấu trúc lại danh mục đầu tư; Xây dựng quy trình kiểm soát rủi ro, rà soát lại vấn đề quản trị công ty để có những quy định cải cách hơn, tăng cường tập huấn CTCK về khả năng quản trị công ty để giúp các

công ty này có khả năng quản lý tốt hơn; Từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức

hoạt động của các công ty theo hướng mô hình ngân hàngđầu tư thực hiện đầy đủ

các chức năng và mô hình công ty môi giới chỉ thực hiện nghiệp vụ môi giới và tư

vấn đầu tư chứng khoán(theo bảng).

b. Đối với nhóm 2 - nhóm kiểm soát: thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư 226.

c. Đối với nhóm 3 - nhóm kiểm soát đặc biệt: Thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư 226, ngoài ra sử dụng các biện pháp bổ sung sau: Tăng cường

giám sát định kỳ, thường xuyên theo ngày đối với những CTCK thuộc diện kiểm soát đặc biệt;Yêu cầu công ty kiểm toán giải trình, soát xét tình hình tài chính, công

nợ của công ty;Yêu cầu TTLKCK ngừng hỗ trợ thanh toán, tạm đình chỉ mọi hoạt

động với tư cách thành viên lưu ký nếu công ty liên tục vi phạm quy trình thanh toán; Yêu cầu SGDCK đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, đình chỉ tư cách thành

viên những CTCK liên tục thua lỗ, vi phạm nghiêm trọng quy chế thành viên; Yêu cầuCTCK công bố thông tin về các tổn thất lớn về tài sản, họp đại hội cổ đông hoặc

hội đồng thành viên bất thường (trình UBCKNN) về việc rút nghiệp vụ môi giới,

thu hẹp phạm vi hoạt động và bảo vệ khách hàng, phong tỏa và di chuyên tài khoản

của khách hàng sang CTCK khác; Cuối cùng là giải thể, phá sản khi các giải pháp

nêu trên không thể khắc phục.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 146 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)