Quản lý nhànước đối với thị trường chứng khoán Mỹ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 57 - 62)

* Về mô hình quản lý: Là TTCK được hình thành khá sớm và phát triển nhanh

với quy mô rộng lớn và ngày càng đa dạng, phức tạp, do vậy QLNN đối với TTCK

Mỹ ngày càng được củng cố, hoàn thiện và phát triển. Đặc biệt, kể từ khiTTCK Mỹ

bị sụp đổ vào năm 1929, mô hình quản lý TTCK ở Mỹ thực sự thay đổi với Luật

chứng khoán được Quốc hội thông qua vào năm 1933 và Luật giao dịch chứng

khoán vào năm 1934. Theo đó, ngày 06-6-1934 Uỷ ban chứng khoán và giao dịch

Hoa Kỳ (SEC) được Quốc hội thành lập với mô hình tổ chức và địa vị pháp lý như

một bộ trong Chính phủ, với 5 ủy viên đứng đầu do Tổng thống chỉ định trên cơ sở

chấp thuận của Thượng viện Mỹ, trong đó một người được bổ nhiệm làm Chủ tịch

và ít nhất 3 ủy viên không được cùng thuộc về một đảng phái chính trị. SEC được

thành lập nhằm thi hành Luật chứng khoán, thúc đẩy sự ổn định, công bằng và trung thực trên thị trường, đảm bảo sự tuân thủ quy định và pháp luật của các bên tham

Sơ đồ 2.1: Mô hình quản lýthị trường chứng khoánMỹ

Nguồn: Ủy ban chứng khoán và giao dịch Mỹ (SEC)

Chịu trách nhiệm cao nhất quản lý hoạt động của TTCK Mỹ, SEC có chức năng giải thích và thi hành Luật chứng khoán liên bang; ban hành những quy tắc

mới và bổ sung những quy tắc đã có; giám sát việc thanh tra các CTCK, người môi

giới, các nhà tư vấn đầu tư và các tổ chức xếp hạng; giámsát các tổ chức điều chỉnh tư nhân trong các lĩnh vực chứng khoán, kiểm toán và thanh tra; phối hợp điều

chỉnh chứng khoán Mỹ với chính quyền liên bang, bang và nước ngoài. Tuy nhiên,

trong thực tế, việc phát hành và kinh doanh chứng khoán ở Mỹ nói chung được điều

chỉnh bởi cả pháp luật liên bang và pháp luật tiểu bang. Trong đó, chức năng chính

của pháp luật chứng khoán Liên bang là đảm bảo việc cung cấp thông tin chính xác

choNĐT, giúp họcó quyết định đầu tư đúng. Luật Chứng khoán năm 1933 và Luật

Giao dịch chứng khoán năm 1934 và các sửa đổi, bổ sung của hai luật này là những

văn bản pháp lý chủ yếu, thường được áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan

đến chứng khoán. Ngoài ra, các đạo luật khác có thể áp dụng cho trường hợp cụ thể

liên quan. Pháp luật của Liên bang cũng duy trì quyền của chính quyền các tiểu

bang trong việc điều chỉnh các hoạt động liên quan đến chứng khoán. Tất cả các

tiểu bang đều có luật riêng về chứng khoán (Luật bầu trời xanh: blue sky law) với

điều kiện pháp luật về chứng khoán của tiểu bang không mâu thuẫn với pháp luật về

chứng khoán của Liên bang. Như vậy, có thể thấy SEC là cơ quan độc lập và được

toàn quyền quyết định trong QLNN đối với hàng hóa niêm yết trên TTCK, đối với

Tổng thống

Chính phủ liên bang

Thượng viện

Ủy ban chứng khoán và giao dịch

(SEC)

các chủ thể tham gia thị trường, cũng như đối với các hoạt động và quá trình giao dịch trên TTCK.

* Đối với các chủ thể tham gia TTCK, về cơ bản được tổ chức và quản lý làm

hai cấp, đó là cấp QLNNđược thể hiện tập trung qua các chức năng của SEC và các

cấp tổ chức tự quản. Chức năng chính của SEC là ban hành các quy chế, quy định,

thể lệ liên quan đến hoạt động của TTCK. SEC có quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát

và truy tố các tổ chức KDCK vi phạm pháp luật; quản lý, cấp hoặc thu hồi giấy phép

đối với các SGDCK, công ty môi giới, nhà giao dịch, công ty đầu tư… SEC giám sát

toàn hệ thống quản lý TTCK và các thành viên tham gia TTCK thông qua các tổ chức

tự quản như SGDCK, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán quốc gia (NASD),

công ty lưu ký, thanh toán và bù trừ. Mặc dù Luật năm 1934 trao quyền quản lýchủ đạo cho tổ chức tự quản và cho rằng các tổ chức này sẽ là cấp quản lý đầu tiên trong ngành CK, nhưng SEC (thông qua Vụ quản lý giao dịch và thị trường) sẽ can thiệp

trực tiếp khi cần thiết nhằm bổ sung những thiếu sót trong quản lý.

Cụ thể, SEC thông qua Văn phòng Giám sát tuân thủ và Kiểm tra (Office of

Compliance Inspection and Examination) thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và giám sát các tổ chức tự quản, các công ty kinh doanh môi giới chứng khoán, các đại lý

chuyển nhượng, các công ty thanh toán, các công ty đầu tư, quỹ đầu tư và các công

ty tư vấn đầu tư. Văn phòng này tiến hành các đợt kiểm tra định kỳ, thường xuyên

nhằm đảm bảo sự tuân thủ luật pháp, phát hiện các vi phạm, đảm bảo cho SEC luôn

có đầy đủ thông tin về những diễn biến trong cộng đồng các đối tượng được quản

lý. Một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của các chương trình kiểm tra do đơn vị này thực hiện là nhanh chóng khắc phục những "lỗ hổng" trong vấn đề tuân

thủ một cách linh động mà không cần phải xử lý cứng nhắc theo quy định. Khi đơn

vị này phát hiện bất cứ thiếu sót nào, họ sẽ gửi một "thư cảnh báo về thiếu sót"

(deficiency letter) xác định vấn đề cần điều chỉnh và giám sát tình hình tuân thủ của đối tượng quản lý cho đến khi vấn đề đó được khắc phục. Những vi phạm trầm

trọng không thể khắc phục bằng phương thức này sẽ được chuyển sang Phòng Thực

thi luật pháp để xử lý theo pháp luật.

Trong khi đó, các tổ chức tự quản tại Mỹ có trách nhiệm ban hành các quy

định quản lý thành viên và thiết lập các biện pháp để bảo đảm tính toàn vẹn thị trường cũng như để bảo vệ nhà đầu tư. Các quy định phải được đăng tải công khai

để lấy ý kiến công chúng trước khi được SEC rà soát và chấp thuận. Theo quy định

của Luật Chứng khoán Mỹ, các công ty môi giới và tự doanh chứng khoán buộc

phải tham gia ít nhất một tổ chức tự quản. Thông thường, các công ty này là thành viên của nhiều tổ chức tự quản và cùng một lúc chịu sự giám sát của các tổ chức

này [54, tr.20]. Chính vì thế, giữa SGDCK và tổ chức tự quản có sự phân định chức

năng giám sát đối với các CTCK để hạn chế sự chồng chéo trong hoạt động giám

sát, tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và hợp tác giữa các tổ chức tự quản.

Ở Mỹ, các tổ chức tự quản rất phát triển, bao gồm các sở giao dịch chứng

khoán, sở giao dịch hợp đồng tương lai, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

quốc gia (NASD)... Trong đó, FINRA (Financial Industry Regulatory Authority) là

tổ chức tự quản lớn nhất nước Mỹ trong lĩnh vực tài chính, tham gia vào mọi lĩnh

vực của chứng khoán. Hiện, tổ chức này quản lý 5.160 công ty môi giới, hơn

663.535 nhà môi giới chứng khoán và đại diện giao dịch. FINRA quản lý danh sách

các công ty chứng khoán, đưa ra các quy định để điều chỉnh hoạt động của các công

ty, giám sát việc tuân thủ các quy định và khi cần thiết sẽ áp dụng các chế tài đối

với các tổ chức vi phạm quy định. Như vậy, không chỉ SEC mà các tổ chức tự quản

như SGDCK Mỹ (AMEX), Sở Giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE), Hiệp hội

Kinh doanh chứng khoán (NASD), SGDCK New York (NYSE) và Hiệp hội Quản

lý chứng khoán Bắc Mỹ (NASAA)… đều tham gia vào công tác giám sát các công ty môi giới và tự doanh. Dù các tổ chức tự quản được đề cao, song quản lý vĩ mô

của SEC vẫn rất quan trọng nhằm tạo ra sự phát triển bền vững của TTCK.

- Quản lý tổ chức phát hành: khi một tổ chức phát hành muốn PHCK, tổ chức

đó phải lập bản đăng ký (registration statement) thỏa mãn các yêu cầu của SEC, gửi

tới SEC, trong đó chứa đựng các thông tin cần thiết, giúp nhà đầu tư dựa vào đó để

ra quyết định đầu tư, bao gồm: thông tin tài chính của tổchức phát hành, các thông tin trong bản cáo bạch và các thông tin khác sẵn sàng cho sự kiểm tra của SEC

nhưng SEC không điều chỉnh hay kiểm soát số lượng phát hành ra thị trường. Bản

đăng ký phát hành phải có các thông tin cơ bản như: phương thức phát hành, mô tả

chứng khoán, các vấn đề kinh doanh, quản trị, kiểm soát của tổ chức phát hành, các

bản báo cáo kế toán, tài chính... [59, tr.45-49]. SEC có trách nhiệm xem xét tính đầy

đủ của bản đăng ký nhưng không có nghĩa vụ xem xét tính chính xác của bản đăng

phát hành chứng khoán nếu các thông tin trong bản đăng ký không đúng hay bỏ sót

những thông tin cần thiết.

Bên cạnh việc đăng ký với SEC, tổ chức PHCK cũng phải tuân thủ các quy định về đăng ký theo pháp luật của tiểu bang nhằm mục đích giúp cho tiểu bang đó xác định loại chứng khoán được phát hành đó có phù hợp với việc đầu tư của công

chúng trong tiểu bang hay không. Do đó, bên cạnh trách nhiệm được quy định bởi

Luật chứng khoán năm 1933, pháp luật chứng khoán của các tiểu bang còn quyđịnh

thêm một số trách nhiệm cụ thể đối với những vi phạm. SEC không có quyền tham gia điều chỉnh hoặc kiểm soát giá cả hàng hóa niêm yết trên thị trường. Song để đảm bảo TTCK hoạt động có trật tự và công bằng, giá cả của hàng hóa niêm yết

trên TTCK không bị đẩy lên mức giá quá cao so với thực tế, SEC đặt ra những điều

luật rõ ràng cho những người phát hành và trung gian; cung cấp sự bảo vệ đầy đủ các nhà đầu tư thông qua những yêu cầu công khai và giám sát các bên tham gia thị

trường, nhất là thông qua hoạt động của Vụ quản lý đầu tư (Division of Investment

Management).

Đồng thời, để hình thành một thị trường vốn minh bạch, hiệu quả và năng động, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng trong TTCK, SEC yêu cầu các công ty

phải công khai ý nghĩa tài chính và những thông tin khác đến công chúng; các

công ty phát hành chứng khoán cho công chúng đầu tư phải công bố trung thực về

tình hình kinh doanh, về chứng khoán đang bán và những nguy cơ có liên quan khi

đầu tư; những người bán và KDCK như người môi giới, người bán và các sở giao

dịch phải trung thực, công bằng với các nhà đầu tư, đặt lợi ích của nhà đầu tư lên

hàng đầu [54, tr.9]. Đặc biệt, SEC cũng giám sát chặt chẽ và làm việc với tất cả các bên tham gia vào TTCK như sở giao dịch chứng khoán, bên kinh doanh và môi giới chứng khoán, các nhà tư vấn đầu tư và các công ty đầu tư tín thác… để

thúc đẩy việc công khai những thông tin quan trọng liên quan đến thị trường, duy

trì việc kinh doanh công bằng và chống mọi hành vi gian lận trong TTCK như đầu cơ, mua bán nội gián…

* Tại mô hình TTCK Mỹ, quản lý, giám sát các hoạt động và quá trình giao

dịch trên TTCK được SEC giám sát thông qua Vụ Quản lý giao dịch và Thị trường

(Division of Trading and Markets). Do chức năng của SEC là điều hành và giám sát việc thực thi các điều luật liên quan đến ngành chứng khoán, đồng thời tiến hành

các biện pháp trừng phạt các vi phạm nhằm đảm bảo các văn bản luật về

CK&TTCK được tuân thủ một cách nghiêm túc và công bằng. SEC có đầy đủ thẩm

quyền trong quản lý, giám sát TTCK, có quyền thanh tra, điều tra, xét xử hình sự đối với các vi phạm trong lĩnh vực CK&TTCK.

Về cơ bản, SEC là một cơ quan thi hành luật. SEC phải điều tra bất kỳ những

vi phạm luật chứng khoán liên bang có thể xảy ra. Vụ Thi hành pháp luật (Division

of Enforcement) giúp SEC thực hiện những vụ điều tra này; sau đó, đưa ra những

khuyến nghị hành động cho SEC. Theo đó, SEC có thể đưa vụ việc đó ra tòa hành

chính hoặc gửi đơn kiện đến tòa án liên bang. Điều này có thể dẫn đến phạt tiền

hoặc lệnh của tòa để dừng lại những hành động phi pháp. SEC cũng có thể yêu cầu

tòa án liên bang ngăn chặn một cá nhân cụ thể phạm pháp như giám đốc tập đoàn hay một viên chức.

Sơ đồ2.2: Mô hình giám sát hai cấp của thị trường chứng khoán Mỹ

Nguồn: SEC

Chức năng quản lý

SECChủtịch và 04ủy viên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)