Các công trình dưới dạng sách, báo, tạp chí và các công bố khác

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 25 - 26)

Đáng lưu ý trong số này làPhát triển bền vững TTCK Việt Namcủa Đinh Văn

Sơn [37]. Cuốn sách đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản và quan trọng về

trường; luận giải những nội dung cơ bản về QLNN đối với TTCK. Để đánh giá

TTCK phát triển bền vững hay không, tác giả xét qua các nhóm tiêu chí sau: 1-

Nhóm tiêu chí về quy mô thị trường; 2- Nhóm tiêu chí về khả năng tiếp cận thị trường;3-Nhóm tiêu chí về tính hiệu quả của thị trường; 4-Nhóm tiêu chí về sự ổn

định của thị trường. Đồng thời, tác giả đã phân tích khá kỹ về nội dung QLNN đối

với TTCK về mục đích, yêu cầu, vai trò, nguyên tắc, bộ máy quản lý nhà nước tới

việc xây dựng, ban hành chính sách pháp luật và các công cụ quản lý khác tới công

tác thanh tra, giám sát. Từ đó phân tích và đánh giá khách quan bức tranh toàn cảnh

TTCK ở Việt Nam trong những năm qua trên hai khía cạnh thành công và những

hạn chế, những bất cập cần giải quyết và kiến nghị những giải pháp thích hợp để

phát triển bền vững TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu thiên về khía

cạnh lý luận, những phân tích về thực trạng QLNN đối với TTCK còn vắng bóng.

Bên cạnh đó, cũng xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về từng khía cạnh

nhất định trong tổng thể TTCK được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí, các trang

web với một số lượng đồ sộ như như: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát TTCK Việt Nam [20]; Sự hình thành và phát triển TTSGDCK Hà Nội [46]; ''10 năm hoạt động TTCK Việt Nam và định hướng chiến lược giai

đoạn 2010-2020'' [36]; ''Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán - các

cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam'' [45]; Thị trường "ảo", khủng hoảng "thực" [27]… Có thể nói, đây là những tài liệu rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu

của tôi bởi thông tin được cập nhật và có nhiều ý tưởng mới, mang tính đột phá và khả thi. Tuy nhiên, do giới hạn của một bài báo, tạp chí và phạm vi đăng tải nên các công trình nghiên cứu trên chỉ tiếp cận, phân tích một mặt, một khía cạnh nào đó

của vấn đề mà không mang tính chuyên sâu và chưa giải quyết thỏa đáng vấn đề

quản lý nhà nước đối với TTCK Việt Nam trong dài hạn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)