Bên cạnh những giá trị to lớn về mặt khoa học mà các công trình nghiên cứu
nêu trên đãđạt được, QLNN đối với TTCK trong bối cảnh hội nhập quốc tế là vấn
đề lớn, phức tạp, luôn phải được điều chỉnh để theo kịp với thực tiễn phát triển, vì vậycần được tập trung nghiên cứu, có thể nêu ra một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, TTCK là vấn đề mới xuất hiện, đặc biệt là ở Việt Nam (trong khoảng hơn một thập kỷ gần đây), nên có nhiều công trình quan tâm nghiên cứu
dưới những góc độ khác nhau.Trong các công trình nghiên cứu đó, QLNN đối với
TTCK trong hội nhập quốc tế, xét dưới lát cắt quản lý các chủ thể tham gia TTCK chưa được nghiên cứu thỏa đáng, đa phần các nghiên cứu chỉ dừng lại ở một nội
dung của QLNN đối với TTCK... Cho đến thời điểm này, so với yêu cầu của thực
tiễn phát triển, các hệ thống nghiên cứu về QLNN đối với TCCK trong bối cảnh hội
nhập quốc tế đã tỏ ra bất cập, đặc biệt dưới những tác động của quá trình hội nhập
như việc thực thi các cam kết, nghĩa vụ của WTO, cũng như trước những điều chỉnh
chính sách tái cơ cấu thị trường tài chính (trong đó có TTCK) của Chính phủ Việt
Nam... Bối cảnh đó đòi hỏi hệ giải pháp về QLNN đối với TTCK phải có sự linh động phù hợp, hiệu quả (về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý lẫn chính sách điều
chỉnh), tạo điều kiện cho TTCK phát huy tốt nhất vai trò, tiềm năng đối với sự phát
triển của nền kinh tế - xã hội. Theo đó, luận án của nghiên cứu sinh sẽ phân tích,
làm rõ những khái niệm về TTCK, QLNN đối với TTCK, sự cần thiết và nội hàm của QLNN đối với TTCK xét theo phương diện chủ thể tham gia trên TTCK và công tác quản lý, điều hành hoạt động của các chủ thể trên TTCK. Trên cơ sở đó,
luận án sẽ đưa ra tiêu chí và nội dung QLNN đối với TTCK, đồng thời, làm rõ cơ
hội và thách thức của hội nhập quốc tế tới phát triển và quản lý TTCK trong bối
cảnh mới.
Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quản lý, phát
triển TTCK để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Theo vấn đề này, tác giả
luận án sẽ nghiên cứu những kinh nghiệm quản lý thị trường chứng khoán đối với
các chủ thể tham gia trên TTCK của một số nước với nhiều mô hình quản lý khác
nhau (mô hình trực thuộc chính phủ, trực thuộc Bộ Tài chính hay mô hình tự quản
hoặc có sự liên kết của nhà nước) để từ đó rút ra bài học kinh nghiệmphù hợp cho Việt Nam.
Thứ ba, đối với quản lý TTCK Việt Nam, luận án sẽ tiếp tục làm rõ thực trạng
và những nhân tố tác động tới công tác quản lý (từ phía nhà nước) đối với hoạt động
của TTCK Việt Nam trong hội nhập quốc tế, đi sâu phân tích các kết quả đạt được và chưa đạt được trên các khía cạnh quản lý tổ chức phát hành, quản lý tổ chức
trung gian thị trường, quỹ ĐTCK và QLNN đối với thị trường thứ cấp. Từ đó, đề
xuất xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược dài hạn để quản lý TTCK Việt Nam
trong hội nhập quốc tế. Muốn vậy, trong luận án, nghiên cứu sinh sẽ nêu bật toàn
tác quản lý nhà nước đối với TTCK (xét trên phương diện chủ quan và khách quan) trong thời gian qua.
Thứ tư, nhận diện và phân tích rõ thời cơ, thách thức tác động tới TTCK và công tác quản lý TTCK Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Theo nội dung này, nghiên cứu sinh sẽ xác định cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển TTCK và hệ
giải pháp nhằm tăng cường quản lý, phát huy vai trò của TTCK vào qúa trình phát
triển kinh tế - xã hội đất nước trong bối cảnh mới.Những nghiên cứu trong luận án sẽ trả lời các câu hỏi sau: 1, Vai trò, nội hàm và tiêu chí đánh giá QLNN đối với
TTCK? 2, Thực trạng QLNN đối với TTCK Việt Nam giai đoạn 2000-2015 (xét theo bộ tiêu chí được xây dựng ở chương 2) như thế nào? Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân? 3, Hội nhập quốc tế và những tác động đặt ra đối với QLNN trong
lĩnh vực chứng khoán? 4, Cơ hội, thách thức và hệ giải pháp nhằm đổi mới QLNN
Chương 2