Bản chất, đặc điểm và vai trò của thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 32 - 37)

* Bản chất của TTCK: Về thực chất, chứng khoán là một quan hệ kinh tế

mang hình thức pháp lý về cam kết của tổ chức pháp hành đối với quyền lợi của

những người bỏ tiền ra mua chúng. Cam kết này khác nhau tùy theo chứng khoán là

cổ phiếu hay trái phiếu [10, tr.10]. Do vậy, xét về mặt hình thức, trong nền kinh tế

hiện đại, TTCK được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các

loại CK trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi

người mua mua được CK lần đầu từ những người phát hành và ở thị trường thứ cấp

khi có sự mua đi bán lại các CK đã được phát hành. Như vậy, về mặt hình thức, TTCK là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại CK,

qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ CK. Xét về mặt bản chất, TTCK là nơi tập

trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm: tập trung các nguồn tiết kiệm để phân

phối lại cho những ai muốn sử dụng các nguồn tiết kiệm đó theo giá mà người sử

dụng sẵn sàng trả và theo phán đoán của thị trường về khả năng sinh lời từ các dự

án của người sử dụng; chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Với việc

đầu tư qua TTCK, kênh dẫn vốn trực tiếp, các chủ thể đầu tư đã thực sự gắn quyền

sử dụng với quyền sở hữu về vốn, nâng cao tiềm năng quản lý vốn.

* TTCK có những đặc điểm chủ yếu sau: TTCK là một dạng thị trường đặc

biệt, thể hiện qua các điểm sau:

Thứ nhất, TTCK mà tiêu biểu, phổ biến là thị trường cổ phiếu được đặc trưng

bởi hình thức tài chính trực tiếp, những người có khả năng cung ứng vốn đều có thể điều chuyển vốn trực tiếp cho người cần vốn mà không cần thông qua các trung

gian tài chính (ngân hàng, công ty tài chính, các tổ chức tài chính trung gian, v.v…)

với tư cách là một chủ thể riêng biệt, độc lập thực hiện huy động vốn nhằm đạt được những lợi ích riêng trong sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, TTCK gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Tất cả mọi cá nhân

đều được tự do tham gia vào thị trường nếu có nhu cầu và đáp ứng được các điều

kiện, thủ tục của thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên TTCK, giá cả giao dịch

trên thị trường được xác định dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường và phản ánh các thông tin có liên quan đến chứng khoán- hàng hóa của thị trường. Các giao dịch

trên TTCKđược chuẩn hóa và được điều hành một cách công khai; các nghiệp vụ hỗ

trợ như tư vấn, thanh toán,… được thiết kế một cách chặt chẽ để phục vụ công bằng

cho các chủ thể tham gia thị trường, v.v… Tất cả những nét đặc thù đó đã làm cho TTCK không những là thị trường có tổ chức ở trìnhđộ cao mà còn là thị trường trong đó cơ chế cung- cầu tự phát quyết định giá ở mức cao hơn các loại thị trường khác.

Thứ ba, TTCK về cơ bản là thị trường liên tục, sau khi các CK được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ

cấp. Nếu như trên hàng hóa thông thường, sau khi kết thúc việc mua bán thì hàng

hóa đi vào tiêu dùng, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu sinh

trên thị trường thì luôn tồn tại trên thị trường cùng với sự tồn tại của người phát

hành. TTCK đảm bảo cho người đầu tư có thể chuyển các chứng khoán mà họ nắm

giữ thành tiền nếu muốn. Tuy nhiên, thời gian chuyển đổi sẽ không giống nhau với

các loạiCK khác nhau.

Thứ tư, phương thức giao dịch trên TTCK cũng khá đặc thù. Ngoài một số

giao dịch thỏa thuận giữa các định chế tài chính lớn, đa phần các giao dịch của NĐT cá nhân đều phải thực hiện thông qua các công ty môi giới. Để có thể vận hành

được, TTCK yêu cầu trìnhđộ tổ chức cao, trong đó các nguyên tắc trung thực, công

khai và công bằng được đặt lên hàng đầu. Bởi vì các giao dịchCKthường liên quan

đến những giá trị tài sản lớn, do đó nếu xảy ra gian lận, sẽ gây thiệt hại nặng nề cho

những người liên quan. Do dó, khi tham gia giao dịch, các chủ thể phải đáp ứng yêu cầu trung thực, phải tuân thủ các nguyên tắc khắt khe của TTCK và hoạt động giao

dịch phải được công khai để phòng ngừa gian lận.

Thứ năm, một đặc điểm cố hữu nữa của thị trường tài chính, đặc biệt rõ nét trong TTCK là bất đối xứng về thông tin (đây là một trường hợp đặc biệt của tình trạng thông tin không đầy đủ). Bất đối xứng về thông tin xảy ra trong trường hợp

những người tham gia thị trường có được các thông tin khác nhau liên quan đến các

giao dịch tài chính. Một bên giao dịch thường không biết (đầy đủ) các thông tin cần

thiết về đối tác để có những quyết định đúng đắn. Tình trạng bất đối xứng về thông

tin có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi giao dịch tài chính được thực hiện. Tình

trạng này làm cho TTCK không còn là cơ chế phân bổ các nguồn vốn một cách có

hiệu quả. Bất đối xứng về thông tin có thể dẫn đến các vấn đề như lựa chọn ngược,

rủi ro đạo đức, hành vi "bầy đàn"hay hành vi đám đông.

* Vai trò của TTCK: Việc tạo lập và phát triển TTCK có ý nghĩa rất quan

trọng, là kênh huy động, bổ sung, phân bổ nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh

tế. Tuy nhiên, nếu không có đầy đủ các điều kiện cần thiết đảm bảo cho sự tồn tại

và phát triển của nó thì TTCK cũng có thể gây nên những tác động tiêu cực đối với

sự phát triển ổn định của nền kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, nhận thức được đầy đủ

vai trò cũng như những tác động bất lợi của TTCK có ý nghĩa quan trọng trong việc

Thứ nhất, TTCK là một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng trong

nền kinh tế, chuyển hóa các nguồn vốn ngắn hạn thành nguồn vốn trung và dài hạn

nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho xây dựng và phát triển đất nước. Nhà nước và các

doanh nghiệpcó thể PHCK rộng rãi ra công chúngđể huy động vốn. Nhà nước thông

qua phát hành trái phiếu có thể giải quyết thiếu hụt ngân sách, tạo và tăng thêm nguồn

vốn để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, các ngành kinh tế mũi nhọn,…Doanh nghiệp thông qua phát hành cổphiếu có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và có

cơ hội thu được lợi nhuận nhiều hơn. Việc huy động vốn trên TTCK có thể làm tăng

vốn chủ sở hữu của các công ty và giúp họ thoát khỏi các khoản vay có chi phí cao

cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng thương mại.

Thứ hai, TTCK điều hòa, phân bổ vốn đầu tư giữa các doanh nghiệp, các lĩnh

vực, các ngành nghề trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy các nhà đầu tư, doanh n

ghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nhà đầu tư chuyển dịch vốn của mình từ loại CK

(danh mục đầu tư) kém hiệu quả sang loại CK (danh mục đầu tư) khác có hiệu quả

hơn trên cơ sở sự lên xuống của giá CK và mức lợi nhuận kỳ vọng. Theo quy định

của TTCKbuộc các doanh nghiệptham gia thị trường phải công bố công khaithông

tin theo yêu cầu giúp công chúng và nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Điều này tạo ra áp lực buộc lãnh đạo các doanh nghiệp phải chú trọng

nâng cao hiệu quả kinh doanh; hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của xã hội.

Thứ ba, TTCK cung cấp nơi đầu tư cho công chúng, khuyến khích dân chúng

tiết kiệm. TTCK đưa đến cho công chúng những công cụ đầu tư mới, đa dạng,

phong phú, phù hợp với từng đối tượng có suy nghĩ và tâm lý riêng. Với một hệ

thống CK khác nhau, người dân có thể tự mình lựa chọn, hoặc thông qua những nhà

tài chính chuyên môn, lựa chọn những hình thức đầu tư thích hợp nhất. Nhờ vậy,

vốn nhàn rỗi trong xã hội sẽ được thu hút, phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh

của xã hội. Như vậy, TTCK là nơi cung cấp các cơ hội đầu tư có lựa chọn cho công

chúng, từ đó nâng cao tiết kiệm quốc gia, tạo điều kiện về vốn cho sự nghiệp phát

triển kinh tế của quốc gia.

Thứ tư, TTCK là cơ chế định giá các DNNY, là tấm gương phản ánh thực

nghiệp được phản ánh thông qua trị giá cổ phiếu trên TTCK. Các mức giá CK trên TTCK phản ánh thực trạng hoạt động và tương lai của các TCNY. Thực trạng của

TTCK phản ánh thực trạng và tương lai chung của các doanh nghiệpcũng như của

cả nền kinh tế. TTCK là hàn thử biểu cho biết thể trạng của doanh nghiệp và nền

kinh tế của một nước. Điều này vô hình chung tạo ra áp lực, thúc đẩy doanh nghiệp

sử dụng vốn linh hoạt hơn.

* Mặt tiêu cực của TTCK: TTCK tuyệt nhiên không phải là công cụ vạn năng,

bên cạnh những tác động tích cực, nó còn có những mặt hạn chế, và nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và gây ra những diễn biến tiêu cực khó có thể lường hết.Cụ thể:

Một là, TTCK luôn tiềm ẩn khả năng lũng đoạn thị trường và có thể gây nên

khủng hoảng theo dây chuyền. Điều này nhiều lúc gây nên những tác hại khôn

lường đối với thị trường, làm cho cả khu vực thị trường sụp đổ. Tác động của suy

thoái kinh tế Mỹ năm 2008 tới cả thế giới là minh chứng rõ ràng nhất.

Hai là, TTCK có thể tạo ra các giao dịch nội gián của cá nhân, tổ chức khi

nắm được thông tin của tổ chức phát hành để trục lợi cho mình. Luật pháp về TTCK

dù có những điều khoản nghiêm cấm hành vi giao dịch nội gián, nhưng trên thực tế

rất khó kiểm soát hành động này, bởi vì trong điều kiện hiện nay công nghệ thông

tin đã phát triển khá mạnh, các hành vi giao dịch cũng như cung cấp thông tin nội

bộ rất tinh vi, phức tạp, khó phát hiện ngay được…

Ba là, TTCK có thể phát sinh các thông tin không đúng về hoạt động của

doanh nghiệp hoặc một loại CK. Việc tung tin sai sự thật để gây thất thiệt cho các nhà đầu tư chân chính thường được gắn liền với các hành vi khác như đầu cơ, trục

lợi, lũng đoạn thị trường… Các hành vi này có thể tác động gây thiệt hại cho công

chúng đầu tư, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của TTCK.

Các hiện tượng tiêu cực trên đã làm suy giảm tính hoàn hảo của TTCK, bóp

méo cung cầu và giá cả trên thị trường, làm cho giá cả chứng khoán không phản ánh

đúng giá trị kinh tế cơ bản của tổ chức PHCK và không phản ánh đúng tác động của

các yếu tố kinh tế trên TTCK. TTCK lại là thị trường rất nhạy cảm với các biến cố

trong những lý do dẫn đến việc Nhà nước phải quản lý, giám sát TTCK để giảm

thiểu các tiêu cực, bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư và tạo ra tính hiệu quả của

thị trường.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 32 - 37)