Sự cần thiết phải quản lý nhànước đối với thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 40 - 44)

Các học thuyết về kinh tế và quản lý kinh tế cho thấy, cơ chế thị trường

không phải là vạn năng, thường xuất hiện tình trạng thất bại của thị trường. Thất bại

sự can thiệp của nhà nước, bản thân thị trường không có khả năng tự khắc phục được những thất bại này. Đó chính là nguyên nhâncăn bản nhất dẫn tới sự cần thiết

phải có sự giám sát, quản lý TTCK của chính phủ.Cụ thể:

Thứ nhất, QLNN xuất phát từ đòi hỏi của nền KTTT. Lý thuyết kinh tế học

hiện đại đã chỉ ra rằng, kinh tế thị trường không thể tự điều chỉnh, không thể tự

khắc phục các khuyết tật vốn có của nó, thị trường không phải là nơi có thể đạt được sự hài hoà trong việc phân phối thu nhập xã hội, nâng cao chất lượng cuộc

sống, cũng như phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng… Bên cạnh những ưu thế

vượt trội, TTCK vẫn có những khuyết tật vốn dĩ của nền kinh tế thị trường như có

thể xảy ra mất cân đối kéo dài, suy thoái đạo đức nghề nghiệp, trốn thuế, lừa đảo…

Đặc biệt, với đặc tính vốn có của mình, TTCK luôn tiềm ẩn khả năng bị lũng đoạn

thị trường, giao dịch nội gián… và nếu để nó tự thân vận động theo những quy luật

kinh tế vốn dĩ (quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu…) mà thiếu vắng "bàn tay hữu hình" của nhà nước sẽ có thể gây nên khủng hoảng theo dây chuyền, tác động

tiêu cực tới sự phát triển của cả xã hội. Khi đó, tất yếu như các loại thị trường khác,

ngoài sự điều chỉnh của "bàn tay vô hình" - quy luật kinh tế tất yếu của thị trường,

thì TTCK phải được Nhà nước thừa nhận và quản lý bằng pháp luật. Nếu thiếu sự

định hướng của Nhà nước, quá trình xây dựng và phát triển TTCK có thể dẫn đến

những sai lệch, không đúng hướng,không phù hợp với quy mô và xu thế phát triển

chung của nền kinh tế trong nước và thế giới, tác động xấu tới các hoạt động kinh tế

- xã hội.

Thứ hai, ra đời trong một nền kinh tế thị trường phát triển bậc cao, TTCK có

đặc trưng là phát triển không ổn định, mà có sự dao động rất mạnh và khó dự đoán.

Có lúc thị trường rơi vào trạng thái tăng trưởng quá nóng nhưng cũng có lúc thị

trường có thể sụp đổ rất nhanh khi các nhà đầu tư đánh mất niềm tin vào thị trường

và bán tháo chứng khoán. Do đó, hơn bất kỳ thị trường nào khác, TTCK luôn phản

ánh một cách quá mức hiện trạng của nền kinh tế. Điển hình là sự can thiệp của

Chính phủ Mỹ vào TTCK sau sự sụp đổ của TTCK Mỹ năm 1929, kéo theo sự sụp

đổ của nhiều TTCK khác, gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Từ đó tất cả

hoạt động của TTCK, trong đó có việc thành lập cơ quan quản lý TTCK, ví dụ: ở

Mỹ năm 1934; Nhật Bản năm 1947;… Qua hơn 1 thập kỷ hoạt động, TTCK Việt

Nam tuy đã đạt được những thành tích ấn tượng nhưng vẫn là thị trường nhỏ, đang

trong giai đoạn khởi đầu phát triển, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn như: tính minh bạch

trong công bố thông tin thấp, hoạt động mua bán nội gián còn diễn ra phổ biến, hàng hóa trên thị trường chưa đa dạng,… Vì vậy, giống như những thị trường khác, trong

thời kỳ sơ khởi vai trò quản lý nhà nước đối TTCK Việt Nam là đặc biệt quan trọng.

Thứ ba, quản lý và giám sát thị trường chứng khoán nhằm hạn chế những gian

lận phát sinh gây tác động xấu đến thị trường và các hoạt động kinh tế- xã hội. Các

hoạt động kinh tế thông thường đều chứa đựng trong nó những khả năng phát sinh

gian lận nhất định. Hoạt động càng phức tạp thì khả năng phát sinh gian lận càng lớn. TTCK là một định chế tài chính hoạt động phức tạp và tinh vi. Hàng hoá trên thị trường chứng khoán là các giấy tờ có giá, và cách đánh giá giá trị của nó mang các đặc thù riêng. Với hàng hóa chứng khoán, chúng ta chỉ biết được giá trị thực

của chúng bằng suy đoán, phân tích trên cơ sở xem xét thực trạng và triển vọng phát

triển của tổ chức phát hành và những người đang nắm giữ hoặc muốn nắm giữhàng

hóa đó. Cạnh đó, giá cả của chứng khoán phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý của

người mua, người bán, mức độ tin cậy của thông tin, niềm tin của nhà đầu tư, các

nhân tố về môi trường pháp lý…

Đây chính là cơ sở cho việc xuất hiện các hành vi lừa đảo, gian lận như tung

tin giả, thao túng thị trường, đầu cơ, mua bán nội gián, gây nhiễu giá, giao dịch lòng vòng,.. Với tính phức tạp và trừu tượng của các kỹthuật giao dịch, sự hiện đại, tiên tiến của các máy móc và quy mô của thị trường, các hành vi gian lận rất khó bị phát

hiện đối với các nhà đầu tư bình thường. Mặt khác, do lợi nhuận thu được từ kinh

doanh chứng khoán là rất lớn nên khả năng xảy ra các hành vi gian lận, sự tinh vi và mức độ nghiêm trọng của các hành vi gian lận là rất cao. Các hiện tượng tiêu cực trên đã làm suy giảm tính hoàn hảo của TTCK, bóp méo cung cầu và giá cả trên thị trường, làm cho giá cả chứng khoán không phản ánh đúng giá trị kinh tế cơ bản của

tổ chức PHCK và không phản ánh đúng tác động của các yếu tố kinh tế trên TTCK.

giám sát để đảm bảo phát triển ổn định, giảm thiểu các tiêu cực, tạo ra tính hiệu quả

của thị trường.

Thứ tư,quản lý và giám sát thị trường chứng khoán để bảo vệ quyền lợi chính

đáng và hợp pháp của nhà đầu tư, dung hoà lợi ích của các chủ thể tham gia trên thị trường, đảm bảo tính ổn định tương đối của thị trường. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán thường có mục đích, quyền lợi hoặc trái ngược nhau hoặc triệt

tiêu nhau một phần. Trên TTCK, nhà đầu tư dựa vào những thông tin có liên quan

và tác động đến giá chứng khoán để ra các quyết định mua bán CK. Nếu những

thông tin này thiếu chính xác, không trung thực và nếu xảy ra các hành vi tiêu cực như thao túng, gian lận… thì nhà đầu tư sẽ bị thua thiệt. Nhìn chung, quyền lợi và mục tiêu của các chủ thể mặc dù có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ nhưng lại luôn

bị chia sẻ. Mỗi chủ thể đều bằng cách này hay cách khác cố gắng tối đa hoá lợi ích

của mình. Chính vì vậy, họ thực hiện những hoạt động đa dạng, phức tạp và cạnh

tranh lẫn nhau và từ đó tạo nên động lực cho thị trường phát triển. Nhưng cũng

chính sự cạnh tranh phức tạp này dễ dẫn đến những hành vi gian lận. Khi sự cạnh

tranh quá lớn, nó sẽ chuyển sang một thái cực xấu, thị trường do đó sẽ hoạt động

hỗn loạn, mất ổn định. Vì vậy, với những mâu thuẫn có chiều hướng trái ngược

nhau trên thị trường chứng khoán nên nhà ĐTCK chỉ yên tâm khi có một chủ thể

trung lập, không vì mục tiêu lợi nhuận đứng ra quản lý, giám sát quá trình cung cấp

thông tin và các hoạt động trên thị trường nhằm hạn chế tối đa các tiêu cực để bảo

vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của họ. Chủ thể đó chỉ có thể là Nhà nước.

Thứ năm,trong quá trình triển khai luận án, nghiên cứu sinh tiến hành điều

tra xã hội học, với việc phát phiếu thăm dò ý kiến về một số nội dung cụ thể của

luận án. Số phiếu phát ra là 450, số phiếu thu về là 412. Kết quả thu được như

sau (Phiếu và kết quả khảo sát xem Phụ lục 01). Trong số 450 người được hỏi, có 134/412 (tương đương 32,5%) người hiện giữ vị trí lãnh đạo (cấp phòng trở

lên) tại các sở, ban, ngành, các công ty chứng khoán; số còn lại là nhân viên

chiếm 67,5%; Về trình độ học vấn, tiến sĩ có 15/412 số phiếu (3,6%); thạc sỹ là

78/412 (18,9%); đại học là 226/412 (54,9%); cao đẳng là 39/412 (9,5%); trung cấp là 18/412 (4,4%).

7413.3 13.3 3.6 Cần thiết Bình thường Không cần thiết

Biểu đồ 2.1: Mức độ cần thiết củaquản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)