- Đại lý chuyển nhượng Các công ty xử lý thông tin CK
3.1.2. Các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập
trong hội nhập
Quá trình phát triển TTCK ở Việt Nam đến nay, căn cứ vào những diễn biến
của thị trường,có thể khái quát thành 5 giai đoạn đó là:1- Giai đoạn chuẩn bị hình thành TTCK ở Việt Nam;2-Giai đoạn khởi đầucủa TTCK Việt Nam (2000-2005); 3- Giai đoạn phát triển vượt bậc của TTCK Việt Nam (2006-2007); 4- Giai đoạn
thoái trào của TTCK Việt Nam (2008-2011); 5- Giai đoạn tái cấu trúc thị trường
(2012-nay).
Giai đoạn chuẩn bị hình thành TTCK ở Việt Nam: Thực hiện chủ trương phát
triển kinh tế thị trường, hình thành đồng bộ các loại thị trường theo định hướng
XHCN, một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng
trường vốn thuộc NHNN theo Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6-11-1993 của
Thống đốc NHNN, với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều
kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp.
Tháng 9-1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về
CK & TTCK. Chính phủ cũng chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho NHNN phối hợp với
Bộ Tài chính để tổ chức nghiên cứu mô hình TTCK các nước để đề xuất mô hình
TTCK Việt Nam, đồng thời tổ chức, đào tạo các lớp học về CK và tạo nguồn nhân
lực cho CK. Ngày 29/6/1995, Chính phủ ký quyết định số 361/TTg để thành lập
Ban chuẩn bị tổchức TTCK, giúp Thủ tướng Chính phủ chuẩn bị các điều kiện cần
thiết để tổ chức TTCK Việt Nam. Đây là bước đi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm
thúc đẩy quá trình hình thành TTCK, làm tiền đề cho sự ra đời cơ quan QLNN với
chức năng hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.
Trên cơ sở đề án của các bộ, ngành, ngày 28-11-1996, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 75/CP của Chính phủ về việc thành lập UBCKNN. Theo đó,
UBCKNN là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và QLNN về
CK&TTCK. Ngày 11-7-1998, Chính phủ đã thông qua nghị định số 48/1998/NĐ- CP về CK&TTCK. Đây là nghị định đầu tiên, đồng thời là văn bản pháp lý về
CK&TTCK có giá trị pháp lý cao nhất lúc đó. Sự kiện này cũng ghi nhận một bước
trưởng thành mới trong quá trình hình thành TTCK Việt Nam.
Theo đó, mô hình tổ chức ban đầu của TTCK ở Việt Nam được đề xuất là tổ
chức dưới hình thức là các TTGDCK, sau một lộ trình nhất định, khi hội tụ đủ các điều kiện cần thiết sẽ nâng cấp các TTGDCK thành các SGDCK như mô hình tổ
chức TTCK thường thấy ở các nước. Theo đề xuất của UBCKNN, ngày 11-7-1998,
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg để thành lập
TTGDCK Hà Nội và TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện này được coi là
một trong những dấu mốc thúc đẩy nhanh quá trình hình thành TTCK ở Việt Nam.
Ngày 20-7-2000, TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh đã chính thức khai trương đi vào vận
hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000 với 02 loại cổ phiếu
niêm yết. Ngày 08-3-2005, TTGDCKHN đã chính thức khai trương hoạt động. So
được lựa chọn là thị trường có sự QLNN nhưng mang dáng dấp thị trường OTC.
Đây được coi là một trong những sự kiện quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của
TTCKVN.
Giai đoạn 2000-2005 được xem là giai đoạn khởi độngcủa TTCK. Trong giai
đoạn này quy mô của thị trường còn nhỏ với giá trị vốn hóa nhỏ hơn 5% GDP. Bên
cạnh đó, cơ chế hoạt động của thị trường chưa hoàn chỉnh, năng lực quản lý của thị
trường chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu đã làmảnh hưởng đến hệ thống giao dịch, khả năng cập nhật thông tin, xử lý và dự
báo của thị trường. Điểm đáng chú ý về chính sách vĩ mô trong giai đoạn này là: Chuyển UBCKNN vào trực thuộc Bộ Tài chính; TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt dộng ngày 8/3/2005; tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu niêm yết của nhàĐTNN được nâng từ 30% lên 49% tổng luợng cổ phiếu được phép giao dịch (trừ cổ phiếu ngân
hàng)... Những sự kiện nàyđã góp phần mở ra giai đoạn phát triển cho TTCK Việt
Nam sau này.
Kể từ đầu năm 2006, TTCK Việt Nam bước vào một thời kỳ phát triển "đột
phá", tạo ra một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động. Ngày 01/01/2007, Luật Chứng khoán đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam chính thức
có hiệu lực, cùng với sự kiện Việt Nam chính thứctrở thành thành viên thứ 150 của
WTO đã góp phần thúc đẩy sự bùng nổ của TTCK Việt Nam. TTCK Việt Nam đã tăng trưởng tới 60%, khối lượng vốn hoá tăng gấp 15 lần, chỉ số Vn-Index tăng từ
hơn 300 điểm cuối 2005 lên đạt đỉnh 1.170,67 điểm vào tháng 4/2007.Đây cũng là
đỉnh cao nhất của chỉ số chứng khoán Việt Nam cho tới thời điểm hiện nay. Tuy vậy, sự tăng trưởng thần kỳ trong 2 năm 2006-2007 cũng đã bộc lộ nhiều tiêu cực.
Tình trạng đầu tư vào cổ phiếu mang tâm lý "đám đông", cả những nhà đầu tư
chuyên nghiệp, cả những nguời nghiệp dư đều vội vã đổ vốn vào thị trường, tranh
mua chứng khoán. Điều đó đã đẩy TTCK Việt Nam rơi vào tình trạng tăng trưởng
quá "nóng", tạo nên "bong bóng" thị trường.
Giai đoạn từ 2008 - 2011 được gọi là thời kỳ sụt giảm mạnh của TTCK Việt
Nam với những biểu hiện: chỉ số chứng khoán giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu
sự thoái vốn của khối ngoại, sự ảm đảm trong tâm lý của các NĐT. Từ đầu năm 2007 đến cuối năm 2010, VN-Index đã mất đi gần 60% giá trị và trở thành một
trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới. Trong giai đoạn này,
nhằm ngăn đà suy giảm của TTCK, cơ quan quảnlý đãđưa ra nhiềuchủ trương và
biện pháp hỗ trợ, như: UBCKNN thu hẹp biên độ giao dịch; SCIC tham gia mua
vào cổ phiếu; NHTM được vận động ngừng giải chấp; tổ chức niêm yết được
khuyến khích mua vào cổ phiếu quỹ; thay đổi cư chế giao dịch trên thị truờng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các NĐT (mở rộng thời gian giao dịch;
áp dụng giao dịch trực tuyến; chuyển sang phương thức khớp lệnh liên tục…). Tuy
nhiên, phần lớn các biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn, và thị
trường tiếp tục sụt giảm, con bão giải chấp cổ phiếukhông ngừng tác động tới tâm lý cácNĐT.
Biểu đồ 3.1: Vốn hóa thị trường/GDP (%) của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000-2013
Nguồn:[51, 2014].
Giai đoạn 2012- nay: Nhờ những cải thiện kinh tế vĩ mô và các giải pháp tái
cấu trúc TTCKkhá quyết liệt từ phía các cơ quan quản lý, TTCK từ năm 2012- nay
có kết quả khả quan hơn: năm 2014, chỉ số VNIndex tăng 9%, chỉ số HNX-Index
tăng 24% so với cuối năm 2013; Mức vốn hóa đạt 1.128 nghìn tỷ đồng (tăng 179
nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2013), tương đương 31,5% GDP; Thanh khoản thị trường có sự cải thiện rõ rệt. Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên (bao gồm cả cổ
phiếu và trái phiếu) đạt 5.500 nghìn tỷ đồng, tăng 104% so với năm 2013; Tổng giá
trị niêm yết tăng 19% và trái phiếu tăng 25% so với năm 2013; Tổng giá trị huy
động vốn ước đạt 237 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó
phát hành cổ phiếu và cổ phần hóa là 23 nghìn tỷ đồng. Số công ty niêm yết hoạt
động có lãi, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2013; tổng LNST của toàn bộ công ty
niêm yết trong 9 tháng đầu năm 2014 tăng6,1%; Tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng
1,37triệu,tăng6%so với cuối năm2013 [39].
Về quy mô, cơ cấu thị trường, tính tới tháng 12/2014, TTCK hiện có 02 sàn giao dịch chứng khoán với 672 công ty niêm yết, 89 công ty chứng khoán còn hoạt
động môi giới, 41 công ty quản lý quỹ và 21 quỹ đầu tư chứng khoán (trong đó có
11 quỹ mở, 8 quỹ thành viên, 20 văn phòng đại diện). Cơ sở các nhà đầu tư trên thị trường đã có sự cải thiện, số lượng tài khoản nhà đầu tư đạt gần 1,4 triệu, trong đó,
so với năm 2013, số lượng NĐTNN tăng 10%. Đặc biệt, là nhà đầu tư tổ chức nước
ngoài tăng 55%. Toàn bộ thị trường đã có 1.240 loại chứng khoán niêm yết, trong
đó bao gồm 671 doanh nghiệp niêm yết, 1 chứng chỉ quỹ đóng niêm yết, 1 chứng
chỉ quỹ ETF và 567 trái phiếu niêm yết. Tuy nhiên, hệ thống NĐT chưa đa dạng,
cấu trúc cầu đầu tư hiện tại chưa bảo đảm sự tăng trưởng một cách bền vững; hệ
thống hàng hóa chất lượng chưa cao và đồng đều[53].
3.2. HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẶT RA ĐỐI VỚIQUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNVIỆT NAM