Giải pháp liên quan tới công ty quản lý quỹ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 147 - 149)

- Đại lý chuyển nhượng Các công ty xử lý thông tin CK

4.2.5.2.Giải pháp liên quan tới công ty quản lý quỹ

những tác động tiêu cực của HNQT tới TTCK, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý

4.2.5.2.Giải pháp liên quan tới công ty quản lý quỹ

a. Mục đích: nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTQLQ, xử lý thanh lọc

các CTQLQ yếu kém, hoạt động không hiệu quả, không có khả năng huy động tài sản để quản lý; Mở cửa thị trường dịch vụ quản lý tài sản theo lộ trình hội nhập đã cam kết, kết hợp với việc nâng cao sức cạnh tranh của ngành quản lý tài sản Việt Nam, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ quản lý tài sản, năng lực quản trị rủi ro, đạo đức nghề nghiệp và năng lực quản trị doanh nghiệp; Tăng cường khả năng,

hiệu quả quản lý, giám sát đối với hoạt động của CTQLQ. Để thực hiện được mục

b. Giải pháp thực hiện

* Nhóm giải pháp cho mục tiêu thứ 1:

- Thứ nhất, phân loại các CTQLQ, kiên quyết thực hiện các giải pháp nhằm

loại bỏ các tổ chức không cònđủ năng lực tài chính, hoạt động không hiệu quả hoặc

có những sai phạm về hoạt động và đạo đức nghề nghiệp mà không khắc phục theo

yêu cầu của cơ quan quản lý. Trên cơ sở Thông tư 226, việc phân loại các CTQLQ được thực hiện theo 02 chỉ tiêu và chia thành 03 nhóm (như đã áp dụng đối với

CTCK): Nhóm hoạt động bình thường; Nhóm kiểm soát hoạt động và Nhóm kiểm

soát đặc biệt. Trên cơ sở Quy chế tổ chức, hoạt động CTQLQ, quá trình hoạt động

của CTQLQ có thể phân loại thành 02 nhóm: Nhóm có năng lực hoạt động và ý

thức về đạo đức nghề nghiệp; Nhóm thiếu ý thức về đạo đức nghề nghiệp, có nhiều

vi phạm và không có biện pháp xử lý. Trên cơ sở đó, việc xử lý, thanh lọc các CTQLQ sẽ được thực hiện theo hướng xử lý kiên quyết đốivới nhóm kiểm soát đặc

biệt (do không thể bảo đảm năng lực tài chính để hoạt động) và nhóm thiếu ý thức

đạo đức nghề nghiệp (nhằm bảo đảm sự trong sạch và uy tín của CTQLQ Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập quốc tế).

- Thứ hai, chủ động chuẩn bị phương án sẵn sàng cho hoạt động tái cấu trúc,

bao gồm quy trình thực hiện đình chỉ hoạt đông, rút giấy phép, thanh lý tài sản, giải

thể công ty; hướng dẫn hoạt động hợp nhất, sáp nhập CTQLQ.

- Thứ ba, thể chế hóa các điều kiện đối với cổ đông sáng lập, cổ đông sở hữu

từ 10% trở lên, khuyến khích chuyển quyền sở hữu chi phối tại các CTQLQ vào tay

các tổ chức tài chính ngân hàng, bảo hiểm, đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm

và ngân hàng có tiềm lực tài chính.

* Nhóm giải pháp cho mục tiêu thứ 2:

- Thứ nhất, bổ sung các quy định nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức CTQLQ,

nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, ngăn ngừa xung đột lợi ích, nâng cao khả năng quản trị rủi ro theo tinh thần Thông tư về hướng dẫn tổ chức, hoạt động của

CTQLQ. Cụ thể: 1- Bổ sung bộ phận kiểm toán nội bộ bên cạnh bộ phận kiểm soát

nội bộ. Theo đó, bộ phân kiểm soát nội bộ thực hiện chức năng giám sát hoạt động

định của pháp luật. Bộ phận kiểm toán nội bộ có chức năng thanh kiểm tra nhằm

nhận diện những vi phạm của nhân viên trong quá trình tác nghiệp, phát hiện và kiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghị khắc phục những hạn chế trong quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ và xung

đột lợi ích, ngăn ngừa từ xa các hiện tượng lạm quyền, lạm dụng tài sản khách hàng và của chính công ty;2- Bổ sung các quy định về điều kiện đối với nhân sự là thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc, nhân viên nghiệp vụ

theo đúng chuẩn mực quốc tế; bổ sung các quy định về quản trị doanh nghiệp nhằm

ngăn ngừa xung đột lợi ích;3-Xây dựng và ban hành quy trình hướng dẫn hoạt động

quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ theo thông lệ quốc tế, áp dụng tại các CTQLQ.

- Thứ hai, từng bước mở cửa thị trường dịch vụ quản lý tài sản theo lộ trình hội nhập đã cam kết và có giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành quản lý tài sản trong nước. Việc mở cửa cần thực hiện có lộ trình và từng bước và

chỉ dừng ở mức độ cam kết tối thiểu. Cụ thể: trước mắt mở cửa thị trường cho các

pháp nhân Việt Nam có vốn góp nước ngoài (cho phép sở hữu, nắm giữ các

CTQLQ thành lập và hoạt động tại Việt Nam) với một số điều kiện, hạn chế nhất

định, sau đó mở cửa thị trường cho các pháp nhân nước ngoài.

* Nhóm giải pháp cho mục tiêu thứ 3:Công tác quản lý, giám sát các CTQLQ

trong thời gian vừa qua được quan tâm và chú trọng thực hiện. Các vi phạm đều đã

được xử lý nghiêm minh, mạnh mẽ, tuy nhiên, cùng với việc mở rộng phạm vi hoạt

động và đa dạng hóa các sản phẩm quỹ, nhu cầu tăng cường khả năng, hiệu quả

quản lý giám sát từ phía cơ quan QLNN là rất cần thiết. Trước mắt cần: ban hành

các quy định hướng dẫn hoạt động quản trị rủi ro tại các CTQLQ theo thông lệ quốc

tế; ban hành quy định đánh giá xếp hạng, phân loại hoạt động của các CTQLQ theo

phương pháp phân tích CAMELS hoặc FIRST; xây dựng hệ thống chấm điểm mức

độ rủi ro và quy trình thanh kiểm tra hoạt động của các CTQLQ theo chuẩn mực

quốc tế, áp dụng cơ chế kiểm tra, giám sát dựa trên mức độ rủi ro.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 147 - 149)