Tác động của hội nhập quốc tế tới quản lý nhànước đối với thị trường chứng khoánViệt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 87 - 89)

- Đại lý chuyển nhượng Các công ty xử lý thông tin CK

3.2.2. Tác động của hội nhập quốc tế tới quản lý nhànước đối với thị trường chứng khoánViệt Nam

Một là, phải thực hiện các cam kết và nghĩa vụ trong hội nhập. Là thành viên

của WTO, Chính phủ và các cơ quan QLNN phải có nghĩa vụ tuân thủ và thực hiện

các cam kết mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Trên cơ sở quyết định của Quốc hội

phê chuẩn tham gia các tổ chức quốc tế, Chính phủ phân công các Bộ ngành ở trung

ương chuẩn bị ban hành các quyết định, nghị định, thông tư hướng dẫn cho các DN

thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thực hiện. Là nước đi sau chúng ta có thể

học hỏi được kinh nghiệm của các nước đi trước nhưng thách thức là xuất phát điểm

của ta còn thấp mà vẫn phải tuân thủ các cam kết và nghĩa vụ khi tham gia. Theo

cam kết đến năm 2012, việc khống chế tỷ lệ sở hữu vốn với nhà ĐTNN trong các

CTCK, CTQLQ được gỡ bỏ. Bên cạnh đó, việc kiểm soát luồng vốn từ nước ngoài vào Việt Nam, nguồn vốn trong nước ra, cũng như các định chế tài chính trung gian

hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đối với TTCK và ngân hàng cũng dần được gỡ

bỏ. Căn cứ vào cam kết, Nhà nước phải xây dựng lộ trình phù hợp với tình hình của đất nước, lường trước những khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện để chủ động tháo gỡ. Đây là thách thức lớn nhất với cơ quan quản lý vì có rất nhiều nội

dung liên quan cần thực hiện đôi khi cơ quan quản lý cũng không lường hết được các vướng mắc sẽ nảy sinh khi thực hiện. Tuy nhiên, HNQT, gia nhập WTO có

nhiều tác động tích cực đối với việc hoàn thiện khung pháp lý, cơ quan QLNN sẽ

phải nỗ lực nội luật hóa cam kết HNKTQT, hình thành môi trường kinh doanh cạnh

tranh bình đẳng, minh bạch. Đến nay, sau rất nhiều nỗ lực xây dựng và điều chỉnh,

đến nay, về cơ bản Việt Nam đã có một khung pháp luật tương đối hoàn chỉnh và

tương thích với các nguyên lý của WTO. Ví dụ, các quy định để thực hiện Luật

Doanh nghiệp năm 2005 xác định chi tiết danh mục các ngành nghề cấm kinh doanh

hoặc hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, Nghị định số 109/2007/NĐ-CP

ngày 26/6/2007 về việc Chuyển các doanh nghiệp 100% vốn nhànước thành công ty

cổ phần v.v…

Hai là, phải bảo đảm minh bạch hóa chính sách của Chính phủ và cơ quan

quan QLNN phải minh bạch hóa và công bố chính sách cho các chủ thể hoạt động

trên TTCK biết để họ chủ động đầu tư kinh doanh theo của nhu cầu thị trường. Để

thực hiện điều này Nhà nước phải nội luật hóa các cam kết trong khuôn khổ luật

pháp theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Đây là thách thức rất lớn đối với cơ

quan QLNN các cấp phải chuyển hướng lãnh đạo kinh tế từ phương thức trực tiếp

sang gián tiếp, điều hành TTCK không phải trực tiếp bằng mệnh lệnh hoặc cho

phép như trước khi gia nhập WTO mà phải điều hành bằng phương thức gián tiếp

thông qua các chiến lược phát triển dài hạn và ngắn hạn, thông qua luật pháp, chính sách, các qui định, các chuẩn mực. Muốn vậy người làm công tác QLNN phải có tầm nhìn chiến lược để định hướng đẫn dắt hoạt độngcủa TTCK.

Ba là, phải cải tiến thủ tục hành chính trong QLNN để tạo mọi thuận lợi cho

hoạt động đầu tư và KDCK. Sản phẩm QLNN bao giờ cũng là các chính sách chế

độ đi kèm với trình tự thực hiện các chính sách đó còn được gọi là thủ tục hành chính. Từ việc cho phép DN niêm yết, phát hành cổ phiếu, chuẩn bị các thủ tục thực

hiện các giao dịch trên thị trường. Việc đăng ký, cấp phép được bán cổ phiếu, thành

lập các cơ quan trung gian như CTCK, quỹ ĐTCK, thành lập các SGDCK... cần bảo

đảm tuân thủ qui định của nhà nước bảo đảm quyền lợi của các nhà đầu tư lại phải

thông thoáng, nhanh gọn để các nhà đầu tư, các đơn vị dịch vụ không cảm thấy bị

"hành là chính".

Hệ thống cấp phép và điều kiện kinh doanh của Việt Nam còn yếu và thiếu số

liệu về cấp phép và các yêu cầu đôi khi không rõ ràng. Không chỉ với các chủ thể là

người Việt Nam mà cả các công ty nước ngoài, các điều kiện các yêu cầu cần rõ ràng minh bạch, người nộp đơn có quyền khiếu nại nếu bị từ chối. Vì vậy, khi

HNQT, cơ quan QLNN phải bảo đảm rằng các thủ tục này không trở thành rào cản

đối với hoạt động trên thị trường. Trong thời gian qua, các cơ quan quản lý đã công bố Bộ thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực, năm 2010 theo chỉ đạo của Thủ tướng số lượng các thủ tục đã công bố phải giảm từ 10-30 %. Đây là thách thức với

các cơ quan QLNN nhưng đem lại lợi ích cho các chủ thể hoạt động trên thị trường.

Bốn là, đảm bảo phối hợp hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cấp, các cơ

ngành, các cấp phải phối hợp trong nội bộ giữa cơ quan quản lý: Chính phủ và Bộ

Tài chính tham gia vào quá trình soạn thảo văn bản tạo khuôn khổ luật pháp, thực

hiện điều tiết, phối hợp các hoạt động trên thị trường. Bộ Tài chính là cơ quan quản

lý chịu trách nhiệm trước Chính phủ về mọi hoạt động của các chủ thể trên TTCK. Ngoài ra các Bộ, các ngành trong thẩm quyền của mình có trách nhiệm thực hiện

phần việc có liên quan như ngân hàng, bất động sản, cơ quan thuế, tài chính, thanh tra...phải có nghĩa vụ phối hợp thực hiện một cách hiệu quả các hoạt động QLNN.

Năm là, tham gia các cuộc đàm phán về thương mại dịch vụ của WTO. Là một

thành viên của WTO, Việt Nam có quyền tham gia vào tất cả các cuộc đàm phán

thương mại dịch vụ của WTO, kể cả vòngđàm phán Đôha. Trong đó các thành viên

đàm phán về mở cửa thị trường và áp dụng các biện pháp tự vệ. Chúng ta phải tuân

thủ cam kết nhưng có quyền đòi hỏi các đối tác cũng phải mở cửa thị trường cho Việt

Nam. Vì vậy, đòi hỏi chính sách của cơ quan QLNN phải bảo vệ và khuyến khích sự

phát triển của TTCK, cũng như sự tham gia của NĐT trên thị trường quốc tế.

3.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬPQUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)