Tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 149 - 152)

- Đại lý chuyển nhượng Các công ty xử lý thông tin CK

4.2.6.Tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán

những tác động tiêu cực của HNQT tới TTCK, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý

4.2.6.Tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán

chứng khoán

Một là, tiếp tục hoàn chỉnh khung pháp lý cho lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Trong thời gian tới, TTCK không ngừng phát triển với quy mô, tính chất

phức tạp ngày càng tăng, một số sản phẩm mới, như: chứng khoán phái sinh, các

sản phẩm quỹ mới (ETF, quỹ hưu trí, quỹ bất động sản…) sẽ ra đời, đòi hỏi cơ quan

quản lý phải tích cực chủ động để ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh,

giám sát các nội dung này. Nghiên cứu việc chuyển từ giám sát tuân thủ sang hình thức giám sát dựa trên phân tích đánh giá các rủi ro tài chính dựa trên tinh thần Thông tư 226/2010/TT-BTC về việc Quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp quản lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính - đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp quản lý chuyển sang hình thức giám sát rủi ro.

Hai là, tăng cường, bổ sung quyền cho cơ quan quản lý giám sát hoạt động

của TTCK trong công tác giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm. Mặc dù một số hành vi vi phạm đã được lượng hóa và có chế tài xử lý hình sự để đảm bảo tính răn đe

(Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng

khoán; Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; Tội thao túng giá

chứng khoán), song với nhiều vi phạm, UBCKNN lại không đủ thầm quyền để tham

gia xử lý. Do đó, cần cân nhắc xem xét đến khả năng trao cho UBCKNN thẩm

quyền cao hơn trong thẩm vấn hoặc điều tra các vi phạm, hoặc tạo ra một cơ chế

phối hợp chặt chẽ giữa UBCKNN, công an và tòa ánđể giải quyết, xử lý vi phạm.

Ba là, xây dựng cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin giữa UBCKNN với các

Bộ, ngành liên quan, với các SGDCK, TTLKCK, các CTCK, nhà đầu tư, các ngân

hàng giám sát trong triển khai công tác giám sát giao dịch. Hiện tại trong lĩnh vực

chứng khoán thì đã có cơ chế phối hợp hoạt động trong công tác giám sát giữa

UBCKNN, SGDCK và TTLK chứng khoán (Quyết định số 689/QĐ-UBCK ngày 31/8/2012 về cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc UBCKNN với SGDCK và

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) trong việc giám sát và xử lý vi phạm

của các tổ chức, cá nhân trên TTCK. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán, các tổ

chức trung gian như CTCK và ngân hàng giám sát đóng vai trò khá quan trọng

trong công tác giám sát vì đây là các đơn vị nắm rõ nhất các thông tin, trực tiếp

quản lý khách hàng của mình và là nơi đầu tiên phát sinh giao dịch thì việc phối hợp

giao dịch có dấu hiệu bất thường cần được thể chế hóa và coi trọng hơn nữa. Ngoài ra, cần có một cơ quan ví dụ như Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đóng vai trò

đầu mối điều phối các hoạt động tổng thể trong giám sát thị trường tài chính nói

chung trong đó có công tác giám sát TTCK.

Bốn là, gia tăng các chế tài xử phạt để đảm bảo đủ răn đe những trường hợp vi

phạm. Hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc, để ngăn chặn những hành vi vi phạm cần

phải tăng mức phạt tiền lên rất cao, kết hợp với việc có thể truy tố truớc pháp luật. Trước năm 2013, khung xử phạt và mức phạt được áp dụng theo Nghị định 36/2007/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK&TTCK, mức

phạt tối đa đối với lĩnh vực CK là 70 triệu đồng. Mức phạt này được đánh giá là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thấp và không đủ tính răn đe. Theo quy định hiện nay (Nghị định số 108/2013/NĐ-

CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK&TTCK), có hiệu

lực, theo đó Chính phủ sẽ nâng mức xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực

CK&TTCK đối với tổ chức với mức phạt tối đa có thể lên tới 2 tỷ đồng và đối với

cá nhân là 1 tỷ đồng. Tuy vậy, nếu so với khung xử phạt của các nước, thì mức phạt ở Việt Nam còn tương đối nhẹ. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nên chú ý yếu tố

"đúng người, đúng tội" trong xử phạt, vì thực tế hiện nay có một nghịch lý là vi

phạm đến từ một số lãnh đạo doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp chứ không phải cá

nhân lãnh đạo đó chịu phạt. Và vì vậy, cổ đông - những người chủ của doanh

nghiệp phải chịu thiệt kép. Thiệt từ hành vi bị che giấu thông tin, không minh bạch

từ lãnhđạo doanh nghiệp và thiệt vì tiền của doanh nghiệp (tức tiền của cổ đông) bị

trích nộpphạt vì lỗi của người khác.

Năm là, hiện đại hóa, điện tử hóa hạ tầng công nghệ và đào tạo nhân lực cho

công tác giám sát và thanh tra xử lý vi phạm. Hiện tại, UBCKNN đã bước đầu triển

khai một số hệ thống hỗ trợ cho công tác giám sát, như: MSS (giám sát giao dịch),

IDS (công bố thông thông tin). Tuy nhiên, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống công

nghệ giám sát, kết nối dữ liệu với các SGDCK và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán

để tăng cường quản lý tổ chức kinh doanh chứng khoán, tổ chức phát hành… Đẩy

mạnh đầu tư trang thiết bị, đồng bộ hóa giải pháp CNTT, bao gồm hệ thống giao

hệ thống thanh toán và bù trừ…Từ đó, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu

phục vụ cho công tác giám sát, thay thế cho công tác giám sát thủ công. Cạnh đó là

việc nâng cao năng lực cán bộ giám sát các cấp.

4.2.7. Chủ động hội nhập thị trường chứng khoán Việt Nam vào thịtrường chứng khoán khu vực và thế giới theo một chiến lược thận trọng, phù

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 149 - 152)