khoán trong hội nhập
tác động của nhiều yếu tố, tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án, tác giả đưa ra 5 nhóm sau:
- Nhóm nhân tố về thể chế quản lý kinh tế: Thể chế kinh tế chính là hệ thống
các quy tắc nền tảng cho các tương tác kinh tế trong xã hội; bao gồm cơ chế thị
trường và sự can thiệp của nhà nước cũng như mối quan hệ giữa chúng. Xuất phát
từ những quan điểm khác nhau trong vai trò của Nhà nước và vai trò của thị trường
trong phát triển kinh tế, đã hình thành nên các thể chế kinh tế khác nhau giữa các
quốc gia. Do TTCK là một bộ phận quan trọng của kinh tế thị trường; vì thế mô
hình và cách thức quản lý TTCK của từng quốc gia phần lớn do thể chế kinh tế
quyết định. Và chính điều đó cũng tạo ra sự đa dạng trong hình thức quản lý của
chính phủ đối với thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng. Trong đó, chể
thể chế nhà nước tác động trực tiếp đến mô hình QLNN đối với TTCK, cấu trúc,
chức năng của hệ thống cơ quan QLNN về CK&TTCK, cũng như những chính
sách, công cụ quản lý được ban hành, qua đó định hướng cho sự phát triển của
TTCK. Chính sự can thiệp nhiều hay ít của chính phủ vào TTCK đã tạo ra những
thuận lợi, khó khăn và cơ hội kinh doanh khác nhau cho từng chủ thể trên thị trường. Điều đó đòi hỏi các tổ chức phát hành, tổ chức KDCK, hay các nhà đầu tư… phải tuân thủ pháp luật, điều chỉnh thích ứng các hoạt động nhằm tránh những
biến động lớn trong quá trình vận hành, duy trì và đạt được các mục tiêu đã đặt ra
trong kinh doanh.
- Nhóm nhân tố về đặc điểm và trình độ phát triển của TTCK: Quy mô và trình
độ phát triển của TTCK vừa là xuất phát điểm để xây dựng các chính sách QLNN,
vừa ảnh hưởng tới mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển TTCK của mỗi
quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Do TTCK là đối tượng của QLNN nên thực
thực trạng phát triển của TTCK có tác động đến việc ban hành và triển khai các
chính sách quản lý, phát triển thị trường. Đặc tính và cấu trúc của các thành viên tham gia TTCK cũng là một yếu tố có tầm quan trọng đáng kể đối với hiệu quả của
quản lý bởi vì hoạt động quản lý luôn đòi hỏi cơ quan quản lý chứng khoán phải có được sự hợptác của các thành viên trên thị trường trong cung cấpdữ liệu, thông tin
liên quan. Chẳng hạn, đối với một TTCK mà hệ thống các trung gian thị trường
tác quản lý giám sát. Hoặc như sự hiện diện của các NĐTcó tổchức trên thị truờng
sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý bởi các NĐT có tổ chức được vận hành một cách
chuyên nghiệp và tuân thủ các qui định luật pháp tốt hơn. Một TTCK với tỷ lệ lớn
các NĐT cá nhân nhỏ lẻ, thiếu hiểu biết và chạy theo tâm lý bầy đàn là mảnh đất
màu mỡ cho những giao dịch bất hợp pháp, hành vi thao túng, nội gián phát sinh.
Mức độ phức tạp của các loại hàng hóa trên thị trường cũng là một nhân tố tác động đến hiệu quả của công tác quản lý. Càng nhiều loại chứng khoán đuợc giao dịch
trên thị trường thì gánh nặng của hệ thống quản lý giám sát lại càng lớn hơn. Thực
trạng này đòi hỏi cơ quan quản lý giám sát phải mở rộng phạm vi hoạt động, phát triển thêm các phần mềm và tiện ích công nghệ mới để theo kịp tính phức tạp của những sản phẩmđược giao dịch trên thịtrường.
- Nhóm nhân tố thuộc về khung pháp lý trong lĩnh vực CK&TTCK: Khung pháp lý là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động quản lý TTCK bởi vì quản lý TTCK trước hết phải thông qua luật pháp. Chất lượng của công tác QLNN đối với nền kinh tế-xã hội nói chung và đối với TTCK nói riêng phụ thuộc vào năng lực hoạt động của các cơ quanlập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thiếu công cụpháp chếhiệu quảthì việc phát hiện, xửlý và cuỡng chếthực thi các hành vi vi phạm và lạm dụng thị truờng đều vô hiệu. Bên cạnh dó, vấn đề này còn phụ thuộc vào tính chặt chẽ, đầy đủ và nhất quán của các qui định pháp luật cũng
như ý thức chấp hành pháp luật của các chủthểtrong nền kinh tế. Một khung pháp lý hoàn chỉnh cho công tác quản lý TTCK bao gồm: (1) Các văn bản pháp quy làm
căn cứ thực hiện quản lý, qui định chi tiết thế nào là CK, TTCK, các thành viên tham gia thị trường, nguyên tắc giao dịch trên thị trường…; (2) Các văn bản pháp
quy điều chỉnh trực tiếp hoạt động quản lý TTCK, qui định cụ thể về các chủ thể
quản lý, đối tượng quản lý và quy trình thủtục thực hiện công tác quản lý giám sát cũng nhưtrách nhiệm của các bên liên quan…; (3) Các văn bản pháp quy ban hành chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm và lạm dụng thị trường. Tính hợp lý,
đầy đủ và cụ thể của hệ thống pháp lý sẽquyết định tiến độ và hiệu quả của công tác quản lý.
- Nhóm nhân tố thuộc về năng lực của chủ thể quản lý: Sản phẩm của QLNN
chế chính sách và các qui định về hoạt động của thị trường… Các quyết định trên chịu ảnh hưởng bởi trình độ nhận thức, năng lực quản lý, tổ chức của nhà nước. Trên cơ sở nhận thức, cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý
phát hành, niêm yết và giao dịch CK, quản lý các trung gian tài chính môi giới,
quản lý các danh mục đầu tư, dịch vụ tư vấn, quản lý quỹ… Sự phối kết hợp giữa
các Bộ, ngành trong QLNN đối với TTCK là nhân tố quan trọng quyết định sự phát
triển của thị trường. Vì vậy, nếu trình độ, năng lực cán bộ công chức quản lý - chủ
thể của quá trình quản lý không tốt, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả QLNN đối
với TTCK và tới sự phát triển bình thường của thị trường.
- Nhóm nhân tố thuộc về môi trường quốc tế (như xu hướng phát triển của
kinh tế thế giới và của một số cường quốc lớn, tình hình an ninh, chính trị…): Xu
thế hội nhập quốc tế hiện nay đang diễn ra khá mạnh mẽ trên các lĩnh vực của đời
sống kinh tế - xã hội trong đó có TTCK. Việc mở cửa TTCK để hội nhập quốc tế
buộc chúng ta phải thực hiện các cam kết và tuân thủ luật chơi chung. Điều nàyđem
lại những lợi ích thiết thực cho một quốc gia, song cũng nảy sinh những rủi ro và thách thức không nhỏ nếu không có những biện pháp, chính sách điều chỉnh kịp
thời, hiệu quả. Chính sách QLNN không chỉ giải quyết các vấn đề nảy sinh do có sự
xuất hiện của các yếu tố quốc tế trên TTCK, mà còn phải tìm ra hướng hội nhập sao
cho vừa đảm bảo an toàn, vừa khai thác tốt nhất các lợi ích mà hội nhập đem lại.
2.2.4. Hội nhập quốc tế và những yêu cầu đặt ra trong quản lý nhà nướcđối vớithị trường chứng khoán