Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; kết hợp với việc tăng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 145 - 146)

- Đại lý chuyển nhượng Các công ty xử lý thông tin CK

4.2.4.3.Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; kết hợp với việc tăng

những tác động tiêu cực của HNQT tới TTCK, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý

4.2.4.3.Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; kết hợp với việc tăng

cường công tác quản lý, giám sát, có giải pháp phù hợp, kịp thời để chủ động đối

phó với biến động của dòng vốn này

Thứ nhất, cần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trung và dài

hạn thông qua: (i) đẩy mạnh CPH. DNNN và bán bớt phần vốn nhà nước tại

DNNN; (ii) Nghiên cứu điều chỉnh quy định về tỷ lệ tham gia của NĐTNN tại

doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với cam kết quốc tế và lộ trình phát triển thị trường vốn;(iii) Xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng, thuận lợi, từng bước gỡ

bỏ các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho NĐTNN dễ tiếp cận TTCK Việt Nam.

Áp dụng các chính sách khuyến khích thông qua thuế, thủ tục hành chính… đối với

dòng vốn đầu tư trung và dài hạn, NĐT chiến lược. Kiểm soát dòng vốn ngắn hạn.

Mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán theo cam kết WTO, phù hợp với điều kiện

thực tế và bảo đảm sự phát triển bền vững của TTCK; (iv) Phân định rõ hoạt động

đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Giải quyết mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài, trong đó có cơ chế chuyển đổi từ doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sang công ty cổ phần để niêm yết.

Thứ hai, giám sát và chủ động có giải pháp xử lý tình huống đối với dòng lưu

chuyển vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; Tích cực tích lũy dự trữ ngoại hối, đảm bảo

khả năng thanh toán nhằm nâng cao khả năng phòng vệ tài chính của nền kinh tế.

Nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ quốc tế, kết hợp với các biện pháp nhằm từng bước chấm dứt tình trạng đôla hóa nền kinh tế; Thúc đẩy quá trình cải cách, cơ cấu

lại hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng các tổ chức tín dụng; Nghiên cứu

phó với sự biến động của dòng vốn nước ngoài, đặc biệt khi dòng vốn vào quá nhiều hoạt ra quá nhiều.

Thứ ba, xây dựng các giải pháp vĩ mô nhằm ổn định hệ thống tài chính quốc

gia, nâng cao khả năng phòng vệ trước rủi ro phát sinh từ dòng lưu chuyển vốn quốc

tế. Thực hiện chính sách tài khóa và chính sách quản lý nợ công hợp lý, thận trọng,

phù hợp với chính sách tiền tệ, bảo đảm mục tiêu duy trì tăng trưởng bền vững của

nền kinh tế. Nâng cao hiệu quả đầu tư công và quản lý nợ công chặt chẽ, an toàn,

trong đó bao gồm nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia; Từng bước giảm thâm hụt tài

khoản vãng lai, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc thúc đẩy xuất

khẩu, kiểm chế nhập khẩu: tạo cơ chế, chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, cung

ứng dịch vụ để xuất khẩu; điều tiết cung cầu đối với hàng hóa thiết yếu, giảm nhập

khẩu các hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt là hàng xa xỉ và các hàng hóa có thể sản xuất ở trong nước; Phân định trách nhiệm trong quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài giữa Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 145 - 146)