Theo Luật CNTT: “Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này”. [42]
Ở trường THPT, CNTT được ứng dụng trong dạy học và quản lý. Như vậy có thể hiểu ứng dụng CNTT ở trường THPT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động dạy học và QL nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động dạy của giáo viên, học của học sinh và hoạt động QL của CBQL.
Ứng dụng CNTT ở trường THPT bao gồm việc sử dụng CNTT vào các hoạt động dạy học và quản lý với các hoạt động ứng dụng CNTT cụ thể là:
- Khai thác, áp dụng các giải pháp, công nghệ mới trong dạy học, trong QL; - Tận dụng tính ưu việt của các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm thay đổi cách dạy, cách học và cách QL;
- Thu thập, xử lý, truyền đưa, lưu trữ, trao đổi thông tin trong quá trình dạy học và QL.
Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động giảng dạy của GV và học tập của HS nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động dạy và học ở trường THPT. Ứng dụng CNTT trong dạy học là phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn. Nhờ CNTT để tăng thêm năng lực biểu đạt nội dung bài giảng, qua đó người dạy có thể hình thành phương pháp tư duy sáng tạo và tạo hứng thú cho người học. Như vậy, chúng ta có thể xem ứng dụng CNTT trong dạy học là hoạt động dạy học được diễn ra có sự hỗ trợ của CNTT. Trong quá trình đó GV sử dụng CNTT để phát triển trí tưởng tượng của HS; tổ chức, điều khiển, hướng dẫn HS chiếm lĩnh tri thức mới, kỹ năng mới, thái độ mới và cuối cùng là dẫn dắt các
37
em tới một phương pháp học hiệu quả hơn. Trong giảng dạy, giáo viên sử dụng CNTT trong soạn giáo án điện tử, thực hiện bài giảng điện tử. Trong học tập, học sinh sử dụng máy tính, mạng Internet… tạo ra một hình thức học tập mới học tập điện tử E-learning.
Ứng dụng CNTT trong QL ở trường THPT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động QL trường THPT, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động QL của CBQL trường THPT. Trong QL ở trường THPT chủ thể QL sử dụng CNTT trong QL con người (đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh); QL cơ sở vật chất, thiết bị về CNTT; QL các điều kiện, các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ của nhà trường THPT theo những mục tiêu đã đặt ra… Đặc biệt ứng dụng CNTT trong QL các hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh là nhiệm vụ quan trọng nhất trong trường THPT.
Giáo án điện tử, bài giảng điện tử
Cho đến nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm giáo án điện tử và bài giảng điện tử. Theo tác giả Quách Tất Kiên “GAĐT có thể hiểu là giáo án truyền thống của GV nhưng được đưa vào máy vi tính - giáo án truyền thống nhưng được lưu trữ, thể hiện ở dạng điện tử” [7]. Tác giả Tôn Quang Cường cho rằng “GAĐT là một tổ hợp sản phẩm và các dịch vụ, hoạt động (được thiết kế nhờ ứng dụng mạnh mẽ CNTT) của người dạy và người học nhằm giải quyết những mục tiêu dạy học, đảm bảo tính toàn vẹn và thống nhất của quá trình dạy học” [20]. Theo tác giả Lê Công Triêm: “GAĐT là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được Multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và lôgic được quy định bởi cấu trúc của bài học” [57, tr.50].
Tiếp cận theo quan điểm dạy học tích cực, các tác giả Phó Đức Hòa và Ngô Quang Sơn đưa ra các khái niệm “Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT” và “Giáo án dạy học tích cực điện tử”. Theo các tác giả này, giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTTtrước hết là một giáo án dạy học tích cực - là kế hoạch bài học hay kịch bản sư phạm đã được giáo viên chuẩn bị chi tiết trước khi lên lớp có ứng
38
dụng CNTT ở mức cơ bảnnhư tích hợp các bức ảnh tĩnh, ảnh động, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, các đoạn video clip… để trình chiếu hỗ trợ cho hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh trong bài học. Giáo án dạy học tích cực điện tử
là một giáo án dạy học tích cực - là kế hoạch bài học hay kịch bản sư phạm đã được giáo viên chuẩn bị chi tiết trước khi lên lớp có ứng dụng CNTTở mức độ nâng cao
như sử dụng cácthí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, mô hình mô phỏng… (tư liệu điện tử) và tạo được sự tương tác của học sinh với các tư liệu điện tử này. Học sinh có thể thay đổi các thông số đưa vào nội dung tư liệu điện tử để thu được những kết quả nghiên cứu khác nhau. Các tư liệu điện tử này tạo được sự tương tác của học sinh với máy tính đã giúp học sinh tự mình phát hiện kiến thức và hình thành kỹ năng mới. [33,tr.172-174].
Mặc dù có nhiều cách lý giải khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả đều có quan niệm chung về GAĐT phải là một kế hoạch bài học hay kịch bản sư phạm có
ứng dụng CNTT ở những mức độ khác nhau. GAĐT vừa phải đảm bảo những yêu cầu sư phạm, vừa thể hiện tính ứng dụng công nghệ CNTT trong hoạt động dạy học để đạt được mục tiêu dạy học. Một GAĐT đúng nghĩa phải có những đặc điểm sau:
+ Toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học được xây dựng trên máy tính, có sử dụng các phần mềm dạy học hỗ trợ.
+ Dựa trên công nghệ Multimedia tạo tính tương tác cao, phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học.
+ GAĐT phải được thực hiện trong trong môi trường học tập đa phương tiện (sử dụng hệ thống phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện).
Dạy học E-learning
Theo Ban điều hành đề án 112 của Chính phủ thì: “Sự phát triển gần đây của CNTT đã làm phát sinh hình thức học tập mới được gọi là E-learning, học tập điện tử… Điểm nổi bật có thể thấy với việc học tập điện tử là học tập điện tử không mang tính chất giảng dạy tri thức của trường học truyền thống mà mang tính hướng dẫn tự học tri thức mới, kỹ năng mới, nghề mới, hướng vào việc giải quyết vấn đề” [1, tr.120].
39
E-learning (Electronic Learning) là thuật ngữ mới và có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên CNTT và truyền thông, đặc biệt là CNTT [13], E-learning là việc sử dụng các ứng dụng hay các quy trình điện tử để học tập (máy tính, Web, mạng Internet, Intranet/extranet (LAN/WAN), băng audio và video, truyền hình qua vệ tinh, CD-ROM, các loại học liệu điện tử khác…). Hiểu một cách cụ thể hơn E- learning là quá trình học thông qua mạng Internet và công nghệ Web: E-learning là
sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet… trong đó nội dung học có thể thu được từ các Website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay tivi; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: E-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video… Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học: giao tiếp đồng bộ (Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous). Giao tiếp đồng bộ là hình thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập mạng tại cùng một thời điểm và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe đài phát sóng trực tiếp, xem tivi phát sóng trực tiếp… Giao tiếp không đồng bộ là hình thức mà những người giao tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm, ví dụ như: các khoá tự học qua Internet, CD-ROM, E-mail, diễn đàn. Đặc trưng của kiểu học này là giáo viên phải chuẩn bị tài liệu trước khi khoá học diễn ra. Người học được tự do chọn lựa thời gian tham gia khoá học.
E-learning dựa trên cơ sở người học phải tự mình theo đuổi việc học, không có thầy hướng dẫn trực tiếp nhưng có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại và việc tổ chức học tập tiên tiến, với cộng đồng người học rộng rãi và khắp nơi. Các đặc trưng của E-learning là: cá nhân hóa, tương tác, kịp thời, hiện thời và lấy nhu cầu của người học làm trung tâm và tìm mọi cách đáp ứng nhu cầu này.
40