1.6.2.1. Chủ trương chính sách về ứng dụng CNTT ở trường THPT
Các Nghị quyết của Đảng các cấp, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ đã định hướng một cách cụ thể về UDCNTT trong dạy học và QL; các văn bản chỉ đạo của ngành GD&ĐT đã được các cấp QL cụ thể hoá và hướng dẫn thực hiện, chính là môi trường pháp lý thuận lợi cho việc UDCNTT trong QL và dạy học ở các trường THPT hiện nay.
1.6.2.2. Môi trường xã hội để thực hiện ứng dụng CNTT ở trường THPT Truyền thống văn hoá, môi trường đạo đức, môi trường CNTT chung của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, mỗi cộng đồng gần gũi với HS, chính là các tác nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm động cơ, thái độ, phương pháp học tập của HS. Vì vậy tăng cường vai trò của gia đình, của cộng đồng xã hội trong việc tạo điều kiện, hướng dẫn HS tăng cường UDCNTT để học tập là vô cùng cần thiết.
Các yếu tố chủ quan được xem là nội lực, còn các yếu tố khách quan được xem là ngoại lực trong QL hoạt động ứng CNTT ở trường THPT. Ngoại lực dù có quan trọng đến đâu cũng chỉ là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện, nội lực mới là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân sự vật. Sự phát triển đó đạt trình độ cao nhất khi nội lực và ngoại lực cộnghưởngđược với nhau.
70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Vấn đề QL trường THPT đã được nghiên cứu nhiều, nhưng quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT thì còn ít công trình nghiên cứu có tính hệ thống.
Ứng dụng CNTT ở trường THPT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động dạy học và QL nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động dạy của thầy, học của trò và hoạt động QL của CBQL.
Quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT là hệ thống những tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến khách thể và đối tượng quản lý nhằm ứng dụng có hiệu quả CNTT ở trường THPT.
Quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT thể hiện thông qua những hành động quản lý, trên cơ sở thực hiện các chức năng của chủ thể quản lý, được triển khai thông qua một hệ thống được tổ chức chặt chẽ, hướng tới mục tiêu chung là thay đổi cách quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả QL trường THPT.
Chủ thể QL ứng dụng CNTT ở trường THPT, theo tiếp cận cả ở cấp chiến lược và cấp tác nghiệp, là Giám đốc sở GD&ĐT và Hiệu trưởng trường THPT. Giám đốc sở GD&ĐT quản lý các phó giám đốc, lãnh đạo và chuyên viên các phòng, ban ở sở GD&ĐT; quản lý Hiệu trưởng các trường THPT; quản lý các điều kiện, nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài chính) để thực hiện ứng dụng CNTT ở cấp độ chiến lược. Hiệu trưởng trường THPT quản lý các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường; quản lý hệ thống TBDH về CNTT ở cấp độ tác nghiệp.
Các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT của đề tài này, sẽ được xây dựng cho các chủ thể quản lý, theo hướng tiếp cận nêu trên; quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể quản lý tuân thủ theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo quy định tại Nghị định 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ [18]. Các chủ thể quản lý vừa thực hiện chức năng quản lý theo cấp độ quản lý, vừa là những chủ thể quản lý được uỷ quyền của Giám đốc sở GD&ĐT.
71
động ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý ở trường THPT như các hoạt động hoạch định, chỉ đạo, giám sát, thúc đẩy, tạo môi trường... của sở GD&ĐT để hoạt động ứng dụng CNTT trong trường THPT được thực thi một cách hiệu quả và các hoạt động quản lý các tổ, nhóm chuyên môn; quản lý các bộ phận và các thành viên trong trường THPT; quản lý các hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý các hoạt động học của học sinh; quản lý TBDH trong đó có thiết bị dạy học về CNTT...
Hoạt động UDCNTT ở trường THPT là hiệu quả, chỉ đạt được khi nó trở thành hoạt động thường xuyên của đội ngũ CBQL, GV và HS. Vậy nên, CBQL giáo dục trước hết cần QL tổ chuyên môn, QL giáo viên, HS tăng cường UDCNTT trong các hoạt động QL, hoạt động dạy và học; QL việc trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH về CNTT, cũng như QL hoạt động phối hợp của các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường.
72
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐÔNG NAM BỘ, VIỆT NAM