Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 27)

Ở Việt Nam, UDCNTT trong GD&ĐT bước đầu cũng có thể xem là việc đưa kiến thức tin học vào dạy trong nhà trường. Vào đầu những năm 80, nhận thức được sự cần thiết phải trang bị cho thế hệ trẻ các kiến thức phổ thông về tin học, những kiến thức nhập môn tin học đã được triển khai dạy thí điểm ở một số địa phương. Từ năm học 1990 - 1991, một số kiến thức tin học đã chính thức đưa vào chương trình dạy học. Từ năm học 1993 - 1994, tin học được đưa vào trong trường với tư cách là một môn học có giáo trình riêng [8].

Việc nghiên cứu các xu hướng sử dụng công nghệ trong GD&ĐT đã được bàn đến trong nhiều công trình với các phạm vi khác nhau. Dựa trên tiêu chí coi CNTT với GD&ĐT là hai thành tố có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau thì Tô Xuân Giáp đã xác định 2 xu hướng chính sử dụng CNTT trong GD&ĐT. Đó là, CNTT vừa là phương tiện dạy học mới với nhiều ưu điểm và vừa là một ngành học với những đặc thù riêng theo sơ đồ sau đây:

CNTT trong giáo dục và đào tạo

CNTT là nội dung học CNTT là phương tiện dạy học CNTT là công cụ quản lý CNTT là công cụ để dạy CNTT là công cụ để học CNTT là môi trường dạy học

27 GV CNTT HS 1 GV CNTT HS 2 GV CNTT HS 3

Sơ đồ 1.1. CNTT trong giáo dục và đào tạo.

Nếu nhìn CNTT là một hệ phương tiện dạy học đặt trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố người dạy và người học thì hiện nay trên thế giới đang có 3 hướng sử dụng phương tiện này (Sơ đồ 1.2):

(1) CNTT là phương tiện của người GV. Trong đó người GV sử dụng CNTT phục vụ trực tiếp cho việc thiết kế và thể hiện bài giảng. Hình thức dạy học vẫn là dạy trực tiếp, mặt giáp mặt. Tương tác giữa GV và HS là tương tác trực tiếp;

(2) CNTT là phương tiện dạy và học của cả thầy và trò. Trong đó, người GV sử dụng CNTT để thiết kế bài dạy và các tài liệu hỗ trợ học tập, trong khi học sinh sử dụng CNTT là phương tiện để học và để báo cáo kết quả với GV. Hình thức dạy học vẫn là dạy trực tiếp, mặt giáp mặt. Tương tác giữa GV và HS là tương tác trực tiếp. Hướng này bắt đầu được thí điểm ở Việt Nam từ năm 2004 với “Chương trình Dạy học của Intel”;

Sơ đồ 1.2. Ba xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy học

(3) CNTT dường như chỉ là phương tiện của trò, là “môi trường” học tập mới, môi trường học tập ảo. CNTT thay thế cho hình thức dạy học mặt giáp mặt và

28

trở thành môi trường chứa đựng thông tin và tình huống nhận thức mà người học trở thành chủ thể hoạt động trong môi trường đó. Tương tác giữa GV và HS là tương tác gián tiếp. Hướng này chính là mô hình E-learning.

Vấn đề UDCNTT và QL ứng dụng CNTT trong giáo dục tuy xuất hiện chưa lâu, nhưng vì tầm quan trọng của nó, nên đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học cả ở nước ngoài và trong nước, nhiều tác giả đã có những nghiên cứu và rút ra những kết luận khoa học.

Khi nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học, tác giả Quách Tuấn Ngọc cho rằng: Quá trình dạy học gồm hai hoạt động chính, đó là hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Hoạt động dạy và hoạt động học thực chất là các hoạt động “phát” và “thu” thông tin. Học là quá trình thu thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông tin. Bởi vậy người dạy phải phát ra được nhiều thông tin liên quan đến mục đích dạy học. Người học thu nhận thông tin bằng nhiều cửa: tai, mắt, da, mũi… Người dạy phải biết cách phát thông tin để người học thu nhận, tái tạo, phát triển và lưu giữ thông tin một cách tốt nhất [44].

Theo tác giả Trần Bá Hoành: “Học là quá trình thu nhận và xử lý thông tin từ môi trường, tích hợp thông tin mới nhận vào hệ thống thông tin đã tích lũy, làm cho chủ thể người học tự biến đổi mình” [31, tr. 4].

UDCNTT trong quá trình dạy học, tập đoàn Intel đã phối hợp với Viện công nghệ máy tính xây dựng chương trình dạy học của Intel (Intel teach to the future) “nhằm trợ giúp các GV phát huy khả năng sáng tạo của mình và của HS ra ngoài phạm vi trường học. Chương trình nhằm mục đích giúp GV sử dụng công nghệ máy tính để phát triển trí tưởng tượng của HS và cuối cùng là dẫn dắt các em tới một phương pháp học hiệu quả hơn” [22, Module 1.02].

Theo tác giả Lưu Xuân Mới thì “Công nghệ thông tin (Information technology) được sử dụng trong dạy học với các dạng sau đây:

Thiết bị nghe – nhìn (audio visual devices): audio – cassette recorder, compact disc, radio, TV, video cassette recorder, video disc…

29 computer with application programs…

Công nghệ giao lưu hoặc lưu thông (communication technology): intercom, radio communication, TV communication, telephone, electronic mail (thư điện tử), bulletin board, teleconference (hội nghị từ xa), public data base (cơ sở dữ liệu công cộng), videotex system, facsimile communication (đánh fax)…

Những phương tiện này được tích hợp để sử dụng vào một việc thì ta gọi việc đó được thực hiện đa phương tiện (multimedia). Ví dụ: vừa trình bày đèn chiếu (slide) vừa băng ghi thông tin nối lại với nhau để trao đổi; xử lý thông tin, tạo nên mạng lưới (network)” [43,tr.54].

Theo báo cáo về CNTT trong giáo dục Việt Nam hiện trạng đến năm 2012 và mục tiêu đến năm 2020, ngày 16/03/2012 của VVOB phối hợp Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hội đồng Anh tại Việt Nam và UNESCO. Đánh giá hiện trạng dựa trên mô hình 4 giai đoạn UDCNTT trong giáo dục của UNESCO: Giới thiệu/làm quen, áp dụng, lan truyền, chuyển đổi (UNESCO, 2005) [67].

Đối với THPT, bản báo cáo đánh giá chủ yếu là 6 lĩnh vực: Cơ sở hạ tầng và nguồn lực; Phương pháp dạy và học; Phát triển chuyên môn cho giáo viên và lãnh đạo nhà trường; CNTT trong chương trình quốc gia; Cộng đồng/đối tác; Đánh giá. Cả 6 lĩnh vực này, bản báo cáo đánh giá đối với giáo dục trung học nói chung và THPT nói riêng, là đang ở giai đoạn áp dụnglan truyền là chủ yếu. Chưa thực hiện được ở mức độ chuyển đổi.

Trong những năm vừa qua việc ứng dụng CNTT trong QL và tổ chức hoạt động dạy học đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Gần đây các hội nghị, hội thảo hay trong các đề tài khoa học nghiên cứu về CNTT đã đề cập nhiều đến vấn đề QL ứng dụng CNTT trong giáo dục và khả năng áp dụng vào môi trường GD&ĐT ở Việt Nam như:

- Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQG Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về ứng dụng trong hệ thống giáo dục đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam [65].

30

- Hội thảo khoa học toàn quốc về CNTT&TT “Các giải pháp công nghệ và QL trong ứng dụng CNTT&TT vào đổi mới PPDH” Trường ĐHSP Hà Nội phối hợp với Dự án Giáo dục đại học tổ chức từ 9 – 10/12/2006 tại Trường ĐHSP Hà Nội [55]. Những cuộc hội thảo này đều tập trung bàn về vai trò của CNTT đối với giáo dục và các giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Nội dung chính của hội thảo khoa học này tập trung bàn về các vấn đề:

+ Các giải pháp về công nghệ trong đổi mới phương pháp giảng dạy (Phổ thông, đại học và trên đại học): Công nghệ trí thức, công nghệ mã nguồn mở, các hệ nền và công cụ tạo nội dung trong E-learning, các chuẩn trao đổi nội dung bài giảng, công nghệ trong kiểm tra đánh giá….

+ Các giải pháp, chiến lược phát triển trong ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH: Chiến lược phát triển, kinh nghiệm QL, mô hình tổ chức trường học điện tử, mô hình dạy học điện tử…

+ Các kết quả và kinh nghiệm của việc ứng dụng CNTT trong dạy học: Xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học, kho tư liệu điện tử, courseware…

Bộ GD&ĐT, các sở GD&ĐT, các trường học đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học nhằm thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Ví dụ như, hội thảo về

“Nghiên cứu và triển khai E-learning” do Viện Công Nghệ Thông tin (ĐH Quốc Gia Hà Nội) và Khoa Công Nghệ Thông Tin (ĐH Bách Khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 02/2005 [66]; hội thảo “Các giải pháp công nghệ và QL ứng dụng CNTT trong giáo dục” được tổ chức tại ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh (do hãng Microsoft tài trợ - năm 2006) [24]; Hội thảo khoa học toàn quốc về CNTT “Các giải pháp công nghệ và QL ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy - học”

do trường ĐH Sư Phạm Hà Nội phối hợp với Dự án Giáo dục Đại học tổ chức ngày 9,10/12/2006 tại trường ĐHSP Hà Nội [25]; Trong hội nghị quốc tế về ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực tại Singapore, tác giả Ngô Quang Sơn (2000) đã có báo cáo tham luận với nội dung “Phát triển nguồn học tập đa phương tiện” [49]...

Những năm gần đây ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà sư phạm, giáo viên, giảng viên của các học viện, các trường được

31

viết dưới dạng giáo trình, sách tham khảo, tài liệu phổ biến kinh nghiệm UDCNTT và QL UDCNTT trong dạy học.

Tác giả Đỗ Văn Nhơn “Nghiên cứu và UDCNTT trong dạy học môn toán các lớp trung học cơ sở"[45] nghiên cứu về các vấn đề: các kỹ thuật và CNTT ứng dụng trong việc dạy và học các môn toán 6, 7, 8 trong chương trình trung học cơ sở; đặc biệt là các công nghệ và phương pháp soạn bài giảng với sự hỗ trợ của CNTT, các hệ thống phần mềm hỗ trợ việc học tập cho học sinh. Tác giả Đào Thái Lai có những nghiên cứu rất cụ thể về “CNTT trong dạy học” [40]. Tác giả Phạm Hữu Khang có công trình nghiên cứu về “Xây dựng ứng dụng Web bằng PHP & MySQ”, NXB Phương Đông [38]. Các tác giả Phó Đức Hòa – Ngô Quang Sơn, nghiên cứu về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực”, [32]. Nhóm tác giả Phạm Xuân Hậu, Phạm Văn Danhnghiên cứu đề tài “Ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả dạy học và nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học sư phạm” [35]. Nội dung chính của đề tài thể hiện ứng dụng CNTT vào dạy học và nghiên cứu khoa học là một xu thế tất yếu của thời đại. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu CNTT không ngừng xây dựng, thiết kế phần mềm dạy học để phục vụ việc dạy học và nghiên cứu các môn khoa học. Tác giả Phạm Thanh Phương với cuốn sách “Dạy và học toán với phần mềm Capri” đã hướng dẫn cách sử dụng cụ thể phần mềm Capri để GV và học sinh có thể sử dụng trong dạy và học môn toán và các môn khoa học tự nhiên [46]. Tác giả Đào Thái Lai với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam” (2003-2005) đã đưa ra những nguyên tắc chung và phương pháp ứng dụng CNTT trong dạy học một số môn [39]. Tác giả Lê Công Triêm - Nguyễn Đức Vũ (2006) với cuốn sách “Ứng dụng CNTT trong dạy học” [57] đã đề cập đến vấn đề UDCNTT trong đổi mới PPDH.

Trong QL hành chính tại cơ quan sở GD&ĐT, tác giả Nguyễn Thanh Giang đã có bài viết “Ứng dụng CNTT trong QL hành chính ở sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” [27]đã khẳng định: toàn bộ quy trình xử lý văn bản và công tác văn thư lưu trữ ở mỗi đơn vị của ngành giáo dục được số hóa thông qua phần mềm Văn

32

phòng điện tử - eOffice, đồng thời kết nối, liên thông với toàn bộ các đơn vị hành chính của tỉnh. Văn phòng điện tử đã đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin nội bộ giữa lãnh đạo với chuyên viên và giữa lãnh đạo Sở với CBQL, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành. Thông tin được trao đổi một cách trực tiếp qua Internet: giao tiếp đồng bộ (Synchronous) nhiều người giao tiếp tại cùng một thời điểm, mọi lúc, mọi nơi. Hoặc giao tiếp không đồng bộ (Asynchronuos) không nhất thiết phải truy cập cùng một thời điểm.

Tuy vậy cho đến nay, các công trình nghiên cứu về QL ứng dụng CNTT ở trường THPT vẫn là quá thiếu so với những yêu cầu của sự phát triển GD&ĐT trong giai đoạn hội nhập và mở cửa, theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Một số công trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Giáo dục học (GDH), QLGD về QL hoạt động dạy học hoặc UDCNTT trong dạy học và QL mới chỉ đề xuất những giải pháp quản lý chung để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học và UDCNTT trong dạy học.

Các nhà QL giáo dục cũng đã triển khai nhiều dự án, chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng, GV về giảng dạy học tin học và ứng dụng CNTT trong trường THPT nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào dạy học và QL trong nhà trường phổ thông. Có thể nêu ra các dự án, chương trình tiêu biểu dưới đây:

Sự hợp tác giữa Bộ GD&ĐT với Công ty Intel Semiconductor Ltd. là chương trình nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông. Nội dung triển khai gồm ba chương trình [16]:

- Chương trình Dạy học của Intel - ITP (Intel Teach Program) là chương trình bồi dưỡng GV phổ thông tích hợp CNTT, PPDH dựa trên dạy học theo dự án.

- Chương trình khoá học khởi đầu - ITGS (Intel Teach Getting Started Course) là chương trình bồi dưỡng nhằm khắc phục hạn chế hiện nay về kỹ năng tin học và phương pháp dạy học mới của phần lớn GV phổ thông.

33

mạnh sử dụng CNTT trong ngành giáo dục của các nước đang phát triển. Hoạt động chính của chương trình này là tài trợ máy vi tính và kết nối Internet cho các cơ sở giáo dục.

Sự thành công của chương trình hợp tác này cũng là điểm mấu chốt để việc triển khai ứng dụng CNTT hiệu quả trong dạy học là việc tập huấn tích hợp cả kỹ năng tin học, PPDH và cách tổ chức dạy học. Chính việc tích hợp này đã làm cho các kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách tổ chức dạy học của chương trình học trở nên có ý nghĩa. Theo báo cáo đánh giá chương trình dạy học của Intel tại Việt Nam, trong 4 năm (2004-2007) chương trình đã tiến hành bồi dưỡng được khoảng 8.000 GV, tại 170 trường, thuộc 17 tỉnh, thành phố. Qua chương trình hợp tác với Intel cho thấy muốn nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường phổ thông thì đòi hỏi GV phải có kỹ năng tin học, biết tích hợp CNTT vào dạy học. Đồng thời phải biết sử dụng các PPDH và cách tổ chức dạy học phù hợp với phương tiện dạy học mới.

Một hoạt động trong Dự án phát triển giáo dục THPT (do Bộ GD&ĐT chủ trì) là chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng về chỉ đạo dạy học tin học và ứng dụng CNTT trong trường THPT. Nội dung bồi dưỡng có đề cập đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Trong đó, cũng nêu ra các điều kiện cần thiết để có thể ứng dụng CNTT vào dạy học như phải có phòng máy tính kết nối Internet, kiến thức, kỹ năng CNTT của GV... Dựa trên mô hình 4 giai đoạn của UNESCO trong ứng dụng CNTT, Dự án cũng đã đưa ra 4 bước lồng ghép CNTT vào dạy học [7]: 1). Làm quen là thể hiện sự nhận thức được CNTT với những ưu thế của nó trong dạy học;

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)