a. Phần cứng
Từ năm 2000 các trường THPT trong vùng đã được trang bị ít nhất là 01 phòng 25 máy vi tính, dùng để dạy học môn Tin học. Đến năm học 2004 - 2005, tất cả các trường THPT đều được trang bị ít nhất 02 phòng học với tối thiểu có 50 máy vi tính nối mạng Internet dùng cho học tin học; 02 phòng nghe nhìn; 10 máy vi tính (nối mạng LAN và Internet) dùng cho phòng đọc ở thư viện, ở phòng GV và các phòng học bộ môn, giúp GV chuẩn bị bài giảng điện tử và tổ chức các tiết dạy ứng dụng CNTT. (Bảng 2.4)
81
Bảng 2.4. Thống kê số lượng máy vi tính ở các trường THPT
STT Tỉnh/TP Số trường Số HS Máy tính Dạy học Số HS/má y vi tính Máy chiếu Phòng nghe nhìn 1 Bà Rịa-Vũng Tàu 32 32.486 1.813 17,9 163 47 2 Đồng Nai 54 78.030 3.670 21,3 546 71 3 Tp Hồ Chí Minh 127 182.054 8.550 21,3 1,266 348 4 Bình Dương 26 22.848 1.030 22,2 160 37 5 Bình Phước 31 28.155 1.260 22,3 196 33 6 Tây Ninh 31 29.250 1.340 21,8 202 41 TỔNG 301 372.823 17.663 21,1 2533 577 (Nguồn: Các sở GD&ĐT)
Hiện nay các trường THPT trong 6 địa phương có bình quân là 21,1học sinh trên một máy vi tính (Hàn Quốc 5 học sinh trên 1 máy vi tính), sử dụng cho dạy tin học và các bộ môn văn hóa.
Dựa vào Bảng 2.4, có thể thấy tỉnh có tỷ lệ máy tính cao nhất là Bà Rịa – Vũng Tàu 17,9, tỉnh thấp nhất là Bình Phước 22,3. Nhiều GV đã tự sắm máy vi tính dùng cho việc học tập, nghiên cứu và soạn giảng.
Kết quả khảo sát (M1.1) của các CBQL ở 6 sở GD&ĐT, CBQL và GV ở 18 trường THPT cho thấy có đến 95,5% (TH. M1.1 - Phụ lục 2) có máy vi tính trong gia đình (86,3% được kết nối Internet hoặc 3G).
Kết quả thống kê ý kiến (M1.4) của học sinh 18 trường THPT trong vùng có 73,8% học sinh (TH. M1.4 - Phụ lục 2) đã được trang bị máy vi tính có kết nối Internet hoặc 3G ở nhà; 8,5% học sinh có máy vi tính ở nhà chưa kết nối Internet hoặc 3G và chỉ có 17,7% học sinh chưa có máy vi tính ở nhà.
b. Phần mềm
- Phần mềm quản lý: Trong QL các trường sử dụng khá nhiều phần mềm, đặc biệt là của Công ty Tin học và nhà trường Schoolnet: Schoolviewer và các phần
82
mềm tương tự khác: dùng cho QL học sinh; TKB dùng cho xếp thời khóa biểu, QL giảng dạy của giáo viên; hệ thống các phần mềm của dự án SREM Bộ GD&ĐT cung cấp, như PMIS quản lý nhân sự, EMIS quản lý thông tin giáo dục… Hệ thống các phần mềm QL hành chính: eOffice. Hệ thống các phần mềm dùng trong hội nghị, bồi dưỡng trực tuyến do Cục CNTT Bộ GD&ĐT cung cấp. MRTest, VTS: dùng trong chấm thi trắc nghiệm; Misa của Công ty Misa và các phần mềm tương tự khác: dùng trong QL kế toán, quản lý CSVC, thiết bị dạy học…
Đến năm 2006, ngành GD&ĐT các địa phương đều đã xây dựng trang tin điện tử riêng. Ngoài việc đưa các thông tin chung của Ngành, Website của Ngành còn là nơi chứa các dữ liệu đề kiểm tra, đề thi (dạng ngân hàng đề thi), các bài giảng điện tử có chất lượng tốt để các trường, các GV và HS có thể khai thác. Tuy vậy, hệ thống phần mềm QL ở các sở GD&ĐT hiện nay vừa thiếu lại vừa không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu QL các trường THPT hiện nay, chưa sử dụng công nghệ Cloud - điện toán đám mây, kết quả khảo sát có 4,6% đánh giá là rất tốt, 48,4% đánh giá là trung bình, 26,9% cho rằng còn yếu; điểm trung bình là 2,02. (TH.M1.3- Phụ lục 2).
- Phần mềm phục vụ dạy và học: Trong dạy học, các phần mềm được sử dụng khá phổ biến là: Lecture Maker, phần mềm miễn phí của hãng Daulsoft Hàn Quốc, dùng trong soạn bài giảng điện tử; Cabri geometry, phần mềm thương mại của Texas Intruments hình học động, cho phép mô tả quỹ tích và ảnh động; Crocodile Chemistry, thí nghiệm hóa học, phần mềm thương mại của Crocodile Clips Ltd; Crocodile Physics thí nghiệm vật lý, phần mềm thương mại của Crocodile Clips Ltd; Solar Sytem 3D Simulator mô phỏng hệ mặt trời, phần mềm miễn phí của tổ chức Science Fair Project World; SunTimes, quan sát thời gian trái đất và tìm hiểu chuyển động biểu kiến của mặt trời, phần mềm miễn phí của Sam Kay và Tessa Du Croz, được tải từ aptl72.dsl.pipex.com; Yenka, quan sát hình không gian, phần mềm thương mại của Crocodile Clips Ltd…
Theo Báo cáo của các sở GD&ĐT thì “Thiết bị dạy học (TBDH) đã được đầu tư trang bị khá đồng bộ, theo hướng hiện đại”. [68]
83
Như vậy so với tình hình KT-XH hiện nay, thì hệ thống TBDH về CNTT ở