KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 73)

2.1.1. Khái quát về giáo dục THPT vùng Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, có tên gọi ngắn gọn được người dân Việt Nam thường gọi là Miền Đông. Vùng Đông Nam Bộ có một thành phố và 5 tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh [56,tr.176].

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01 tháng 04 năm 2009, dân số vùng Đông Nam Bộ là 14.025.387 người, chiếm 16,34% dân số Việt Nam, là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống. Theo số liệu năm 2011, tổng dân số của vùng Đông Nam Bộ là 14.890.800 người trên một diện tích 23.597,9 km², mật độ dân số là 631 người/km². Tỉnh có số dân tăng cơ học lớn nhất là Bình Dương, trong 10 năm, dân số tăng gấp đôi, tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm 7,53%. Tốc độ đô thị hóa cao, số người ở thành thị chiếm 57% (cả nước là 29,6%). Đây là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 50%. [84]

Vùng Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước; là địa bàn có vai trò cầu nối với các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên; đi đầu trong chủ động hội nhập, mở rộng giao thương, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới; là vùng đi đầu phát triển trong một số lĩnh vực quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh quốc tế, tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.

73

tài chính, thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế; là trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời là trung tâm chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước.

Đông Nam Bộ là vùng mà các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ phát triển tương đối mạnh mẽ. Chỉ số phát triển người (HDI) thuộc nhóm đầu cả nước. Vì thế, điều kiện để phát triển cho giáo dục ở các tỉnh Đông Nam Bộ có nhiều thuận lợi hơn so với cả nước.

Bảng 2.1. Diện tích, dân số các địa phương vùng Đông Nam Bộ

TT Tỉnh/Thành phố Diện tích (km2) Dân số (01/04/2009 ) Mật độ (người/km2 ) 1 Tp. Hồ Chí Minh 2.095,00 7.162.864 3.419,0 2 Bà Rịa – Vũng Tàu 1.982,20 996.682 503,0 3 Bình Dương 2.695,50 1.481.550 550,0 4 Bình Phước 6.857,30 873.598 127,4 5 Đồng Nai 5.903,94 2.486.154 421,0 6 Tây Ninh 4.029,60 1.066.53 264,6

(Nguồn: http://tapchicongnghiep.vn của Bộ Công thương) Về giáo dục THPT:

Trong 5 năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương trong Vùng, GD&ĐT các địa phương vùng Đông Nam Bộ nói chung và giáo dục THPT nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa các địa phương và cả nước. Cụ thể:

Hệ thống trường lớp tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trong vùng. TBDH được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh tăng nhanh. Chất lượng GD&ĐT có nhiều tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và CBQLGD phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý. Chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo đạt mức trên 20% tổng chi ngân sách của mỗi địa phương. [70]

74

Theo số liệu thống kê giáo dục năm học 2009-2010 của Bộ GD&ĐT, cùng với tốc độ tăng dân số cơ học, giáo dục vùng Đông Nam Bộ phát triển mạnh về hệ thống trường lớp, trường ngoài quốc lập, trường chuẩn quốc gia.

Ở tất cả các địa phương trong Vùng, mỗi huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh/thành phố đều có trường THPT đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trong Vùng, có những đơn vị có đến 10 trường THPT như ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài ra còn có hệ thống các trung tâm GD thường xuyên cấp huyện được giao thêm nhiệm vụ GD THPT cho những đối tượng người học có thể vừa học vừa làm. (Bảng 2.2)

Bảng 2.2: Thống kê số trường, học sinh, giáo viên THPT vùng ĐNB TT Tỉnh/ Thành phố Số trường Số học sinh Số giáo viên 1 TP.Hồ Chí Minh 127 182.054 9.861 2 Đồng Nai 54 78.030 3.523 3 Bình Dương 26 22.848 1.428 4 Bình Phước 31 28.155 1.697 5 Tây Ninh 31 29.250 1.360 6 Bà Ria-Vũng Tàu 32 32.486 1.927 Cộng 301 372.823 19.796

Tỷ lệ tuyển sinh vào các trường THPT trong Vùng là khá cao, từ 70% đến 91% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Tỉnh có tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 THPT thấp nhất là Tây Ninh 70%, tỉnh có tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 THPT cao nhất là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 91%. Do có hệ thống các trung tâm giáo dục thường xuyên và các trường dạy nghề, nên những học sinh còn lại không vào học ở các trường THPT, sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở sẽ được vào học ở các cơ sở giáo dục này.

Cơ sở vật chất thiết bị các trường học đều được đầu tư khá đầy đủ. Các trường THPT đều có các phòng học bộ môn để giảng dạy và học tập thực hành các môn Lý, Hóa, Sinh, Tin… Thiết bị CNTT nhiều trường được đầu tư khá đầy đủ và hiện đại. Một số địa phương có chủ trương khi xây dựng trường mới phải đạt chuẩn

75

về TBDH như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh.

Vùng Đông Nam Bộ có truyền thống hiếu học, học sinh chăm ngoan và học tập tốt. Nhiều học sinh ở các trường THPT trong Vùng nay đã trưởng thành, nhiều người lại quay về trường trở thành những nhà giáo, nhà quản lý.

Chất lượng giáo dục các trường THPT trong Vùng được Bộ GD&ĐT và các bậc cha mẹ học sinh đánh giá rất cao. Một số trường là trường chất lượng cao như THPT chuyên Lê Hồng Phong TP. Hồ Chí Minh, THPT chuyên Quang Trung tỉnh Bình Phước, THPT chuyên Lê Qúy Đôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu… Các trường này hằng năm đều có số học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế và khu vực tương đối cao, đặc biệt kết quả thi tuyển sinh vào các trường Đại học luôn luôn đạt thứ hạng cao so với các trường THPT trong cả nước.

2.1.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng

Bằng phương pháp điều tra bảng hỏi, chúng tôi tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng UDCNTT và quản lý UDCNTT ở trường THPT các tỉnh BRVT, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh trong các năm từ 2011 đến năm 2014. Trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân và xây dựng các biện pháp quản lý UDCNTT ở trường THPT vùng Đông Nam Bộ, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý UDCNTT ở các trường THPT trong vùng.

Nội dung điều tra, khảo sát bao gồm:

- Điều tra thực trạng UDCNTT ở các trường THPT vùng Đông Nam Bộ về nhận thức, năng lực UDCNTT, kết quả UDCNTT trong QL, trong dạy học;

- Điều tra thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng (TBDH) về CNTT phục vụ cho hoạt động UDCNTT ở trường THPT vùng Đông Nam Bộ;

- Điều tra thực trạng quản lý UDCNTT trong dạy học, trong QL, trong trang bị, bảo quản và sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá các hoạt động UDCNTT ở trường THPT.

Bộ công cụ để khảo sát thực trạng gồm 2 phần:

76

2). Các phiếu thăm dò ý kiến để tìm hiểu về nhận thức, ý kiến đánh giá và ý kiến đóng góp về các nội dung của vấn đề nghiên cứu.

Mẫu phiếu điều tra bao gồm:

- Phiếu 1 (Mẫu 1.1, Phụ lục 1): Tham khảo ý kiến của CBQL và giáo viên ở Sở GD&ĐT, các trường THPT về “Thực trạng ứng dụng CNTT ở trường THPT”. Nội dung đánh giá nhận thức về tính cần thiết, năng lực CNTT, đầu tư hạ tầng CNTT, kết quả ứng dụng CNTT ở trường THPT trong dạy học và trong quản lý.

- Phiếu 2 (Mẫu 1.2, Phụ lục 1): Tham khảo ý kiến của CBQL và giáo viên ở Sở GD&ĐT, các trường THPT về “Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT”.

- Phiếu 3 (Mẫu 1.3, Phụ lục 1): Tham khảo ý kiến của CBQL ở Sở GD&ĐT và các trường THPT về “Thực trạng ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT”.

- Phiếu 4 (Mẫu 1.4, Phụ lục 1): Tham khảo ý kiến của học sinh các trường THPT về “Thực trạng ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh ở trường THPT”.

2.1.2.1. Chọn mẫu và đối tượng khảo sát

Bảng 2.3. Mẫu khảo sát và số lượng đối tượng khảo sát Đơn vị tính: Người

Địa phương Sở GD&ĐT - trường THPT CBQL Lãnh đạo Sở hoặc trường CBQL phòng hoặc tổ chuyên môn Giáo viên Học sinh Tổng số Bà Rịa – Vũng Tàu Sở GD&ĐT 1 9 10 THPT Xuyên Mộc 1 4 25 100 130 Hắc Dịch 1 4 25 100 130 Trần Nguyên Hãn 1 4 25 100 130 Bình Dương Sở GD&ĐT 1 9 10 Tân Phước Khánh 1 4 25 100 130

77 Tân Bình 1 4 25 100 130 Trịnh Hoài Đức 1 4 25 100 130 Bình Phước Sở GD&ĐT 1 9 10 Bù Đăng 1 4 25 100 130 Phước Bình 1 4 25 100 130 Hùng Vương 1 4 25 100 130 Đồng Nai Sở GD&ĐT 1 9 10 Long Khánh 1 4 25 100 130 Trần Phú 1 4 25 100 130 Lê Hồng Phong 1 4 25 100 130 Tây Ninh Sở GD&ĐT 1 9 10 Lý Thường Kiệt 1 4 25 100 130 Lương Thế Vinh 1 4 25 100 130 Nguyễn Thái Bình 1 4 25 100 130 TP. Hồ Chí Minh Sở GD&ĐT 1 9 10 Gò Vấp 1 4 25 100 130

Lương Văn Can 1 4 25 100 130

Ngô Thời Nhiệm 1 4 25 100 130

Tổng cộng 24 126 450 1800 2400

2.1.2.2. Quy ước về cách thức xử lý số liệu khảo sát thực trạng

* Trong các phiếu trưng cầu ý kiến về 4 mức độ thực hiện quy ước cụ thể như sau: - Thường xuyên/Hiệu quả/Tốt/Rất cần: 4 điểm;

- Thỉnh thoảng/Khá/Cần thiết : 3 điểm;

- Ít khi thực hiện/Trung bình/Chưa cần thiết: 2 điểm;

- Chưa bao giờ thực hiện/Không hiệu quả/Yếu/Không cần thiết: 1 điểm Mức điểm bình quân của mỗi nội dung: (4+3+2+1): 4 = 2,5 điểm.

78 4 1 1 i i i x x n N = = ∑

(Do phần mềm SPSS 11.5 for Windowsthực hiện).

Với xilà điểm được cho ứng với nội dung xi∈ {1,2,3,4} ni là số người cho điểm xinội dung tương ứng. N là tổng số người cho điểm từng nội dung.

* Trong các phiếu trưng cầu ý kiến về 3 mức độ thực hiện quy ước cụ thể như sau: - Mức độ 1: 3 điểm; - Mức độ 2: 2 điểm; - Mức độ 3 : 1 điểm

Mức điểm bình quân của mỗi nội dung: (3+2+1) : 3 = 2,0 điểm.

Công thức tính điểm trung bình (ĐTB) của mỗi nội dung được đánh giá: 3 1 1 i i i x x n N = = ∑

(Do phần mềm SPSS 11.5 for Windowsthực hiện).

Với xilà điểm được cho ứng với nội dung xi∈ {1,2,3}. ni là số người cho điểm xinội dung tương ứng. N là tổng số người cho điểm từng nội dung.

* Một số câu hỏi dùng trong thống kê số liệu (chỉ tính theo tỷ lệ phần trăm), để đánh giá thực trạng hoạt động cụ thể ở một số lĩnh vực, không cho điểm và không tính điểm trung bình.

* Ngoài phương pháp điều tra bằng bảng hỏi chúng tôi tiến hành khảo sát bằng nghiên cứu sản phẩm hoạt động và phỏng vấn các chủ thể quản lý và giáo viên: - Nghiên cứu các văn bản lưu trữ của phòng CNTT, phòng Giáo dục trung học, phòng Kế hoạch tài chính, phòng Tổ chức cán bộ tại các sở GD&ĐT, bao gồm: các chủ trương, chính sách, kế hoạch và kết quả thực hiện liên quan đến ứng dụng CNTT và QL ứng dụng CNTT...

- Nghiên cứu tài liệu, văn bản lưu trữ của các trường, gồm: các bản kế hoạch có liên quan đến vấn đề UDCNTT và QL ứng dụng CNTT; các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn của nhà trường, của tổ chuyên môn; các loại biên bản trong đó có biên bản họp hội đồng sư phạm, họp liên tịch, họp tổ chuyên môn bàn về các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

79

định, các tài liệu tham khảo mở rộng mà CBQL và giáo viên thu thập để phục vụ cho các hoạt động ứng dụng CNTT.

- Trao đổi trực tiếp với các CBQL, giáo viên và học sinh; quan sát các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy và học của GV và HS, các hoạt động QL ứng dụng CNTT của cán bộ QL ở các sở GD&ĐT và các trường THP bằng cách trực tiếp dự giờ, nghe đánh giá giờ dạy, dự một số buổi sinh hoạt tổ, sinh hoạt chuyên đề về ứng dụng CNTT, xem bài kiểm tra của HS, xem xét hoạt động của các phòng học bộ môn, phòng nghe nhìn, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện.

2.2. TÌNH HÌNH THIẾT BỊ DẠY HỌC VỀ CNTT Ở CÁC SỞ GD&ĐT VÀ CÁC TRƯỜNG THPT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ CÁC TRƯỜNG THPT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

2.2.1. Thiết bị CNTT ở các sở GD&ĐT

Tổng hợp từ báo cáo của 6 sở GD&ĐT trong vùng, tình hình thiết bị về CNTT tại cơ quan sở GD&ĐT, được các sở GD&ĐT quan tâm, đầu tư trang bị khá đầy đủ, hiện đại, đáp ứng các yêu cầu QL nói chung và QL các trường THPT nói riêng.

a. Phần cứng

Tại 6 cơ quan Sở GD&ĐT, đều được trang bị khá đồng bộ và đầy đủ, cụ thể: - Máy tính cá nhân: Mỗi nhân viên, chuyên viên văn phòng Sở được trang bị ít nhất 1 máy tính để bàn (Desktop), được kết nối Internet đường truyền Cáp quang (Leasead Line) tốc độ cao. Đối với lãnh đạo Sở, lãnh đạo phòng chuyên môn, được trang bị thêm máy tính xách tay (Laptop) để liên lạc và xử lý công việc qua Internet khi đi công tác.

- Hệ thống Server: Phòng Server có 3 máy Server chuyên dụng: 1 dùng cho Proxy, Firewall; 1 dùng cho Web; 1 dùng Domain; Riêng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 1 Sever dùng cho văn phòng điện tử eOffice.

- Các thiết bị khác: Phòng họp trực tuyến cố định: Các Sở GD&ĐT thường xuyên tổ chức các cuộc họp giao ban chuyên môn, triển khai các chỉ đạo của Bộ GD&ĐT; Thiết bị trực tuyến di động: bao gồm các thiết bị Camera, thiết bị truyền nhận âm thanh không dây, máy chiếu phục vụ các cuộc họp trực tuyến, truyền hình

80 các cuộc hội nghị, hội thảo,...

- Đường truyền Internet: Các sở GD&ĐT đều trang bị 02 đường truyền cáp quang (Leasead Line): 4MB trong nước, 128KB quốc tế.

b. Phần mềm

- Hệ thống Website của Ngành GD&ĐT tỉnh/thành phố: Website trung tâm của Sở; Website tra cứu điểm thi; Website báo cáo nhanh các kỳ thi tuyển sinh lớp 10, thi tốt nghiệp THPT; Website dịch vụ công: xác minh văn bằng chứng chỉ; cấp lại bản sao văn bằng chứng chỉ; chuyển trường THPT; tuyển dụng công chức, viên chức; Hệ thống Website tập trung cho các đơn vị trực thuộc.

- Các Website hỗ trợ của Bộ GD&ĐT: Phục vụ công tác họp trực tuyến tại địa chỉ: hop.moet.edu.vn; Phục vụ công tác truyền hình tại địa chỉ:

edu.net.vn/live.htm; Phục vụ công tác phổ cập giáo dục và chống mù chữ:

pcgd.moet.gov.vn

- Các phần mềm quản lý: Quản lý nhân sự PMIS; Văn phòng điện tử eOffice; Quản lý thi tốt nghiệp THPT; Xét tốt nghiệp THCS và tuyển sinh lớp 10.

2.2.2. Thiết bị CNTT tại các trường THPT a. Phần cứng

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)