Chủ trương và định hướng phát triển ứng dụng CNTT ở trường THPT vùng

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 122)

THPT vùng Đông Nam Bộ

Tháng 7 năm 2012, Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020” (Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2012) với định hướng xây dựng và phát triển vùng ĐNB thành vùng động lực thúc đẩy phát triển với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước; là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn của đất nước và khu vực; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; trong đó khu vực TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương là địa bàn trọng điểm, phát huy vai trò động lực và lan tỏa phát triển cho các địa phương khác trong vùng và cả nước.

Căn cứ “Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011–2020” của Chính phủ (Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 7 năm 2011), các tỉnh, thành vùng ĐNB đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2011 – 2020”. Một số địa phương đã phê duyệt kế hoạch phát triển GD&ĐT đến năm 2020. Cùng với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, yếu tố dân số và dân số trong độ tuổi có vai trò quyết định trong việc định hướng phát triển GD của từng địa phương.

Dự báo tốc độ tăng dân số vùng Đông Nam Bộ tăng cao, đặc biệt là tăng cơ học, do nhu cầu cung cấp lao động tại các khu công nghiệp. Năm 2015 tăng so với năm 2009 là 2,25 triệu người; năm 2020 tăng gần 1,8 triệu người so với năm 2015.

Dân số trong độ tuổi đi học THPT (từ 15 đến 17 tuổi) ở các tỉnh công nghiệp (hoặc có cơ cấu công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng lớn) như TP.HCM, Bình

122

Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai có xu hướng tăng, trong đó các tỉnh khác (Bình Phước, Tây Ninh) có xu hướng giảm. Tính chung toàn vùng tăng 153.306 người.

Bảng 3.1: Dự báo dân số vùng Đông Nam Bộ năm 2015 và năm 2020

Tỉnh/TP Năm 2015 Năm 2020 Tổng Tỷ lệ tăng Độ tuổi từ 15 đến 17 Tổng Tỷ lệ tăng Độ tuổi từ 15 đến 17

Người % Người Người % Người

TP.HCM 8.214.800 2,40 510.502 9.157.990 2,20 615.908 Đồng Nai 2.848.700 1,10 221.396 3.124.400 1,10 242.822 Bình Dương 2.043.322 5,66 91.214 2.399.541 3,27 121.725 Bình Phước 973.545 1,71 83.477 1.062.006 1,75 80.471 Tây Ninh 1.119.536 0,98 65.508 1.170.830 0,95 63.577 Bà Ria–Vũng Tàu 1.116.269 1,70 43.600 1.200.100 1,46 44.500 Cộng 16.316.172 1.015.697 18.114.867 1.169.033

(Nguồn: Đề án quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của 6 tỉnh, thành trong vùng ĐNB)

Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, của Hội nghị lần thứ tám, Ban chấp hành Tung ương Đảng khóa XI, đã đặt ra: “bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc

tế hệ thống giáo dục và đào tạo” [2]. Dựa trên những quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 29-NQ/TW, các địa phương vùng Đông Nam Bộ đã xây dựng định hướng chung về phát triển giáo dục của địa phương mình.

Đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, từng bước hiện đại hóa nhà trường, tiến đến hội nhập quốc tế. Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, tập trung đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của vùng và cả nước, nhất là nhu cầu nhân lực các lĩnh vực mũi nhọn (QĐ 943/QĐ- TTg).

Mỗi tỉnh, thành có định hướng phát triển riêng phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương. Mục tiêu và định hướng phát triển giáo dục THPT của các

123 tỉnh, thành trong Vùng như sau:

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục THPT; chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, tăng số lượng giáo viên trên chuẩn. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất của ngành, tăng tỷ lệ số trường đạt chuẩn quốc gia. Đầu tư thiết bị, đặc biệt TBDH về CNTT, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Mỗi trường THPT sẽ được đầu tư trang bị ít nhất 5 phòng máy vi tính. Mỗi huyện/thành phố đầu tư thiết bị CNTT một đến hai trường THPT gồm các thiết bị như sau:

Ít nhất có từ 2 đến 3 phòng nghe nhìn, được đầu tư thiết bị bảng tương tác thông minh, Projector, máy chiếu vật thể, máy vi tính nối mạng Internet, mỗi học sinh sử dụng 1 máy vi tính.

Các phòng học bình thường đều được trang bị máy chiếu Projector, máy chiếu vật thể, máy vi tính để bàn nối mạng Internet.

Đầu tư hệ thống phần mềm quản lý eOffice, phần mềm quản lý học sinh, quản lý TBDH theo công nghệ “điện toán đám mây”, dữ liệu tập trung Data center đến tất cả các trường THPT trong toàn tỉnh. Trang bị hệ thống các phần mềm họp giao ban trực tuyến, dùng trong hội nghị, tập huấn, hội thảo, hội giảng...

Đến năm 2015, có 40–50% số trường đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2020 có 70% trường đạt chuẩn quốc gia. Củng cố và duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở, huy động 85% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học các trường công lập THPT, số còn lại sẽ được học ở các Trung tâm GDTX hoặc các trường nghề.

Tỉnh Bình Dương

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, tiếp cận với chất lượng giáo dục của khu vực ASEAN và quốc tế, đảm bảo học sinh được trang bị các kiến thức phổ thông và những kiến thức cơ bản về công nghệ, về nghề phổ thông. Mức trang bị kiến thức đạt trình độ khá so với học sinh trong khu vực. Đầu tư TBDH, đặc biệt các thiết bị về CNTT để dần hiện đại hóa các trường THPT.

124

Đầu tư TBDH về CNTT, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục. Mỗi trường THPT sẽ được đầu tư trang bị ít nhất 5 phòng máy vi tính. Đầu tư thiết bị CNTT ở một số trường THPT gồm các thiết bị như sau:

Ít nhất có từ 1 đến 2 phòng nghe nhìn, được đầu tư thiết bị bảng tương tác thông minh, máy vi tính nối mạng Internet, Projector, máy chiếu vật thể.

Một số trường THPT, các phòng học bình thường sẽ được trang bị máy chiếu Projector, máy chiếu vật thể, máy vi tính để bàn nối mạng Internet.

Đầu tư hệ thống phần mềm quản lý học sinh, quản lý TBDH theo công nghệ “điện toán đám mây”, dữ liệu tập trung Data center. Trang bị hệ thống các phần mềm họp giao ban trực tuyến, dùng trong hội nghị, hội thảo, hội giảng, tập huấn...

Tỉnh Tây Ninh

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục THPT. Phân luồng học sinh THCS vào THPT là 70%, vào các Trung tâm GDTX và các trường chuyên nghiệp, trường nghề là 30%. Đầu tư trang bị hệ thống trường lớp, đặc biệt các thiết bị về CNTT để các trường THPT từng bước được hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Đầu tư thiết bị dạy học, đặc biệt TBDH về CNTT phục vụ đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi trường THPT sẽ được đầu tư trang bị ít nhất từ 3 đến 4 phòng máy vi tính. Đầu tư thiết bị về CNTT cho một số trường THPT gồm các thiết bị như sau:

Ít nhất có từ 1 đến 2 phòng nghe nhìn, được đầu tư thiết bị bảng tương tác thông minh, máy vi tính nối mạng Internet, Projector.

Các phòng học bình thường đều được trang bị máy chiếu Projector, máy chiếu vật thể, máy vi tính để bàn nối mạng Internet.

Đầu tư hệ thống phần mềm quản lý học sinh, quản lý TBDH theo công nghệ “điện toán đám mây”, dữ liệu tập trung Data center. Trang bị hệ thống các phần mềm họp giao ban trực tuyến, dùng trong hội nghị, hội thảo, hội giảng, tập huấn...

Thành phố Hồ Chí Minh

125

dục bậc trung học. Tăng cường đầu tư TBDH về CNTT để từng bước hiện đại hóa các trường THPT, sánh kịp với các trường THPT các nước trong khu vực và quốc tế. Cụ thể:

Đầu tư TBDH về CNTT để nâng cao chất lượng dạy và học. Mỗi trường THPT sẽ được đầu tư trang bị ít nhất từ 5 đến 6 phòng máy vi tính. Một số trường THPT sẽ được trang bị các thiết bị như sau:

Ít nhất có từ 2 đến 3 phòng nghe nhìn, được đầu tư thiết bị bảng tương tác thông minh, máy vi tính nối mạng Internet, máy chiếu vật thể, Projector...

Các phòng học bình thường đều được trang bị máy chiếu Projector, máy chiếu vật thể, máy vi tính để bàn nối mạng Internet. Một số giáo viên được đầu tư trang bị máy tính xách tay.

Đầu tư hệ thống phần mềm quản lý học sinh, quản lý TBDH theo công nghệ “điện toán đám mây”, dữ liệu tập trung Data center. Trang bị hệ thống các phần mềm họp giao ban trực tuyến, dùng trong hội nghị, hội thảo, hội giảng, tập huấn...

Tỉnh Bình Phước

Bình Phước phấn đấu đạt được các mục tiêu ở mức trung bình của cả nước

như mục tiêu Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020. Đầu tư TBDH, trong đó các thiết bị về CNTT được ưu tiên trong đầu tư. Có sự ưu tiên đặc biệt đối với trường THPT chuyên Quang Trung, để xây dựng thành trường mũi nhọn về chất lượng cao trong giáo dục THPT của tỉnh.

Đầu tư TBDH về CNTT để nâng cao chất lượng dạy và học. Mỗi trường THPT sẽ được đầu tư trang bị ít nhất 2 đến 3 phòng máy vi tính. Một số trường THPT sẽ được trang bị các thiết bị gồm:

Ít nhất có 1 phòng nghe nhìn, được đầu tư thiết bị bảng tương tác thông minh, máy vi tính nối mạng Internet, Projector.

Đầu tư hệ thống phần mềm quản lý học sinh, quản lý TBDH. Trang bị một số phần mềm họp giao ban trực tuyến, dùng trong hội nghị, hội thảo, hội giảng...

Tỉnh Đồng Nai

126

trường hướng nghiệp dạy nghề và các loại hình trường lớp khác) đạt 100% vào 2015. Nhu cầu đào tạo mới trong giai đoạn tới chủ yếu tập trung nhiều ở các cấp học. Số học sinh tăng thêm hàng năm do tăng dân số dẫn đến số lớp tăng, số trường tăng do đó yêu cầu số lượng giáo viên của từng cấp tăng. Thực hiện bồi dưỡng nâng chuẩn đào tạo cho cán bộ, giáo viên đến năm 2015, đạt 20% giáo viên THPT đạt trình độ trên chuẩn, đến năm 2020 có 30% số giáo viên THPT đạt trình độ trên chuẩn. Tiếp tục đầu tư hệ thống TBDH về CNTT, từng bước hiện đại hóa các trường THPT.

Tiếp tục đầu tư thiết bị dạy học, đặc biệt TBDH về CNTT phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi trường THPT sẽ được đầu tư trang bị ít nhất từ 3 đến 5 phòng máy vi tính. Mỗi huyện/thành phố đầu tư thiết bị CNTT một đến hai trường THPT gồm:

Ít nhất có 2 đến 3 phòng nghe nhìn, được đầu tư thiết bị bảng tương tác thông minh, máy vi tính nối mạng Internet, máy chiếu vật thể, Projector...

Các phòng học bình thường đều được trang bị máy chiếu Projector, máy chiếu vật thể, máy vi tính để bàn nối mạng Internet.

Đầu tư hệ thống phần mềm quản lý học sinh, quản lý TBDH theo công nghệ “điện toán đám mây”, dữ liệu tập trung Data center. Trang bị hệ thống các phần mềm họp giao ban trực tuyến, dùng trong hội nghị, hội thảo, hội giảng tập huấn...

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng đông nam bộ, việt nam (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)